Măng là món ăn quen thuộc khá phổ biến của nhiều người, đây là nguyên liệu được chế biến nhiều món ăn ngon. Nhiều người thắc mắc “nâng mũi ăn măng được không?”. Bài viết hôm nay Bệnh viện Phẫu thuật Thẩm mỹ Thu Cúc sẽ giúp mọi người giải đáp thắc mắc trên, cùng tìm hiểu ngay!

Tìm hiểu về măng

Giới thiệu về măng

Măng là một loại mầm non mọc lên từ đất của các loài tre. Các món ăn được chế biến từ măng khá phổ biến tại các nước châu Á. Tại Việt Nam, măng là món ăn ưa thích, là gia vị tăng hương vị thơm ngon trong các món ăn.

Các món ăn được chế biến từ măng luôn mang lại giá trị dinh dưỡng cao, tốt cho sức khỏe, là lựa chọn trong thực đơn ăn uống của nhiều gia đình.

ăn măng

Thành phần dinh dưỡng có trong măng

Trong 100 gam măng tre tươi sẽ có chứa các thành phần dinh dưỡng:

  • Calo: 27.
  • Lipid: 0,3 g.
  • Chất béo bão hoà: 0,1 g.
  • Natri: 4 mg.
  • Kali: 533 mg.
  • Cacbohydrat: 5 g.
  • Chất xơ: 2,2 g.
  • Đường: 3 g.
  • Protein: 2,6 g.
  • Các vitamin

Ảnh hưởng của măng đối với sức khỏe

Măng rất tốt cho sức khỏe và có thể giúp điều trị, ngăn ngừa một số bệnh. Những tác dụng ít biết của măng bao gồm:

  • Tốt cho tim mạch.
  • Ngăn ngừa ung thư.
  • Tăng cường hệ miễn dịch (chống viêm nhiễm).
  • Tăng cường sức khỏe hệ hô hấp.
  • Kiểm soát Cholesterol.
  • Giúp giảm cân hiệu quả.
  • Ngăn ngừa táo bón, tốt cho dạ dày.

Nâng mũi ăn măng được không

Theo các chuyên gia, ăn măng không ảnh hưởng tới các vết thương, dáng mũi sau phẫu thuật nâng mũi. Vì vậy, mọi người không cần kiêng khem măng.

Tuy nhiên, măng là món ăn khó chế biến. Nếu chế biến không kỹ dễ gây ra tình trạng đau bụng, dị ứng, đi ngoài. Chưa kể trong măng chứa hàm lượng cyanide rất cao gây ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe. Ăn nhiều măng còn có thể gây ra tình trạng ngộ độc.

Vì vậy, sau phẫu thuật thuật nâng mũi mọi người nên kiêng khem ăn măng nhằm không ảnh hưởng tới vết thương.

Xem thêm: Nâng mũi ăn nấm được không?

nâng mũi ăn măng được không

Nâng mũi bao lâu có thể ăn được măng

Như đã chia sẻ, sau phẫu thuật nâng mũi mọi người nên kiêng ăn măng. Vậy bao lâu có thể ăn được măng?

Thông thường, đối với những vết thương hở sẽ mất khoảng 4-5 tuần vết thương có thể vào nếp đẹp, lành lặn trở lại. Khi đó, mọi người có thể ăn được măng bình thường.

Xem thêm: Nâng mũi bao lâu được ăn hải sản

Thực phẩm nên ăn để giúp mũi mau lành hơn

 Nhằm thúc đẩy quá trình hồi phục vết thương sau phẫu thuật nâng mũi mọi người nên bổ sung các loại thực phẩm sau:

  • Các loại ngũ cốc: yến mạch, đậu đỏ, đậu xanh,… tăng đề kháng, thúc đẩy quá trình hồi phục vết thương hở sau nâng mũi. Các món ăn được chế biến từ ngũ cốc có tính mềm, dễ nhai không gây ảnh hưởng tới vết thương.
  • Thực phẩm giàu lợi khuẩn (sữa chua): chứa nhiều men vi sinh có lợi, ngăn ngừa sự xâm nhập của vi khuẩn gây hại, ngăn ngừa viêm nhiễm, thúc đẩy quá trình hồi phục vết thương.
  • Các loại rau củ: khoai tây, cải trắng, cà rốt,… hỗ trợ quá trình đông máu giúp vết thương hở sau nâng mũi nhanh liền và vào nếp đẹp.
  • Các loại hoa quả mọng: nho, xoài, táo, dâu,… chứa hàm lượng vitamin lớn có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch, ngăn ngừa viêm nhiễm, giúp da sáng, đẹp tự nhiên.
  • Thực phẩm giàu vitamin E, C: giúp ngăn ngừa hình thành sẹo thâm, tốt cho da, vết thương mau chóng hồi phục.

Xem thêm: Nâng mũi ăn mì tôm được không?

thực phẩm nên ăn sau nâng mũi

Một số thực phẩm khác nên kiêng sau khi nâng mũi

Mọi người cần lưu ý kiêng khem các loại thực phẩm sau nhằm giúp vết thương mau chóng hồi phục và không gây ra các biến chứng xấu tới mũi:

  • Thịt bò: các món ăn được chế biến từ thịt bò có chứa hàm lượng chất đạm cao là nguyên nhân gây ra sẹo thâm vùng vết thương, ảnh hưởng không tốt tới quá trình hình thành da non.
  • Rau muống: là món ăn ảnh hưởng rất xấu tới nhưng vết thương hở, chính là nguyên nhân gây ra các vết sẹo lồi.
  • Thịt gia cầm: chứa hàm lượng protein cao gây kích ứng, ngứa ngáy vùng vết thương dễ gây ra biến chứng. 
  • Đồ nếp: các món ăn như xôi, bánh khúc, bánh chưng có tính nóng cao dễ gây ra tình trạng mưng mủ vùng vết thương, gây khó chịu, đau nhức.
  • Hải sản: tôm, cua, cá, mực,… thuộc nhóm hải sản chứa hàm lượng protein cao dễ gây kích ứng, ngứa ngáy đối với vết thương hở tăng nguy cơ biến chứng.
  • Chất kích thích: rượu, bia, thuốc lá,… ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe con người, là nguyên nhân gây ra nhiều bệnh mãn tính. Không những thế, sử dụng chất kích thích còn ảnh hưởng tới quá trình hồi phục vết thương vùng mũi.

Xem thêm: Nâng mũi cần kiêng gì? ăn gì?

thực phẩm nên kiêng

Kinh nghiệm chăm sóc mũi sau khi nâng mũi

Chế độ chăm sóc là yếu tố quan trọng giúp thúc đẩy quá trình hồi phục vết thương sau nâng mũi, vì vậy mọi người cần lưu thực hiện:

  • Sau 24h, mọi người nên quay lại bệnh viện để rút ống thông lỗ mũi (nếu có) và tháo băng sau 5 ngày. 
  • Vệ sinh vết mổ và vùng mũi bằng gạc sạch và nước cất, bôi thuốc mỡ 2 lần/ngày (sáng và tối)
  • Nên chườm mát tích cực trong 2 ngày đầu sau phẫu thuật để giảm sưng nề (cho nước mát vào túi nilon chườm 5 – 7 lần/ngày mỗi lần 15’). 
  • Từ ngày thứ 3 chườm ấm (cho nước ấm vào nilon và chườm 5-7 lần/ngày mỗi lần 15’). 
  • Tránh va chạm mạnh vùng mũi trong 3 tháng đầu sau phẫu thuật. 
  • Không nên xông hơi sau nâng mũi cấu trúc trong 4 tuần đầu.
  • Không nên đeo kính trong 4 tuần đầu
  • Hạn chế tập thể dục thể thao vận động mạnh.
  • Sử dụng thuốc theo đơn của bác sĩ để có kết quả . Cắt chỉ sau phẫu thuật 10-14 ngày. 

chăm sóc mũi

Trên đây là những chia sẻ từ Bệnh viện Phẫu thuật Thẩm mỹ Thu Cúc, hy vọng với kiến thức hữu ích trên sẽ giúp mọi người giải đáp được thắc mắc nâng mũi ăn măng được không và đưa ra cách chăm sóc mũi hợp lý cho mọi người. Mọi thắc mắc xin liên hệ hotline 1900.1920 để được tư vấn.

THÔNG TIN LIÊN HỆ:

Cơ sở TP. HCM: 218 Điện Biên Phủ, Q.3. TPHCM

Website: https://thucucsaigon.vn/

Fanpage: https://www.facebook.com/thammythucuc.hcm/

Tổng đài: 1900 1920Hotline: 0904 434 888