Trong Đông y, thịt lươn có tác dụng bổ kinh tỳ vị, bổ những hư tổn và nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe. Nhưng đối với những người sau khi nâng ngực có ăn lươn được không? Nên bổ sung những thực phẩm nào để vết thương mau lành. Nếu mọi người có những thắc mắc này. Hãy theo dõi những chia sẻ từ Bệnh viện thẩm mỹ Thu Cúc Sài Gòn để có đáp án!
Nội Dung Chính
Tìm hiểu chung về lươn
Giới thiệu về lươn
Thịt lươn chính là thịt của các loài lươn. Thịt lươn có thể chế biến thành nhiều món ăn phong phú và bổ dưỡng như miến lươn, cháo lươn, gỏi lươn, lẩu lươn, chuối om lươn… Lươn trước đây được khai thác ở bên ngoài tự nhiên. Tuy nhiên, ngày nay lươn được nuôi nhân tạo, và trở thành một ngành sản xuất và phát triển kinh tế mang lại lợi nhuận cao.
Thông tin dinh dưỡng của lươn
Thành phần dinh dưỡng trong 100g thịt lươn
- 18,7g chất đạm,
- 0,9g chất béo,
- 150 mg Phospho
- 39 mg Calci
- 1,6 mg Sắt,
- Vitamin A, D.
- 285 calo.
- Vitamin B1, B2, B6 và PP.
- 25,6g chất béo tổng cộng ( trong đó gồm 0,05g cholesterol)
Nâng ngực ăn lươn được không?
Sau khi thực hiện nâng ngực, mọi người hoàn toàn có thể ăn thịt lươn để hồi phục sức khỏe. Bởi lươn rất giàu chất dinh dưỡng và chứa nhiều protein, vitamin, acid amin, và các khoáng chất,.. Đây là những chất rất cần thiết giúp thúc đẩy quá trình hồi phục sau phẫu thuật, vết thương hở. Lươn cũng cung cấp rất nhiều sắt và protein, giúp cơ thể hồi phục nhanh chóng.
Xem thêm: Nâng ngực ăn xoai được không?
Những loại thực phẩm nên ăn sau khi nâng ngực
Sau khi thực hiện nâng ngực mọi người cũng nên bổ sung những thực phẩm có chứa những vitamin dưới đây giúp cơ thể hồi phục nhanh hơn.
Các thực phẩm giàu Vitamin C
Sau khi thực hiện nâng ngực, lượng vitamin C trong mô và máu của mọi người sẽ bị giảm xuống. Lúc này cần cung cấp vitamin C để tái tạo collagen, đây là một loại protein góp phần quan trọng trong tất cả các giai đoạn làm lành da. Bên cạnh đó vitamin C cũng góp phần chống lại nhiễm trùng xâm nhập vào vết thương. Bổ sung vitamin C có trong: ớt chuông đỏ, quả kiwi, súp lơ trắng,…
Các thực phẩm giàu kẽm
Thiếu kẽm sẽ làm chậm quá trình lành vết thương và tạo mô hạt chậm. Giảm nguyên bào sợi và các mạch máu tăng sinh, sự tái tạo collagen sẽ khan hiếm. Bổ sung kẽm làm tăng hàm lượng trong tế bào, kích thích enzyme đẩy nhanh chức năng sửa chữa vết thương.
Các thực phẩm giàu Vitamin A
Các thực phẩm có chứa vitamin A, đóng vai trò chữa lành vết thương, kích thích quá trình tổng hợp collagen, và đa dạng hóa các nguyên bào sợi, kiểm soát tình trạng viêm nhiễm. Thực phẩm giàu vitamin A: các loại rau có màu xanh đậm, trái cây và rau có màu vàng, khoai lang, cà rốt, rau bina,….
Thực phẩm giàu Vitamin E
Các nhà nghiên cứu kết luận rằng, bổ sung vitamin E giúp cơ thể mau lành sẹo hơn. Những thực phẩm giàu vitamin E: hạt hướng dương, hạnh nhân. bơ, quả kiwi.
Thực phẩm chứa hàm lượng Omega 3
Axit béo Omega 3 là một trong những loại chất béo không bão hòa rất tốt cho cơ thể, không chỉ giúp bảo vệ tim mạch mà còn thúc đẩy quá trình làm lành vết thương. Bổ sung omega 3 có trong: bánh mì ngũ cốc nguyên hạt, hạt lanh, hạt chia, bơ đậu phộng, hạt bí ngô,…
Xem thêm: Nâng ngực ăn mít được không?
Chế độ chăm sóc sau nâng ngực
Ngoài bổ sung những thực phẩm giúp vết thương mau lành thì chế độ chăm sóc cũng vô cùng quan trọng. Dưới đây là chế độ chăm sóc sau khi nâng ngực.
Chế độ chăm sóc
- Sau 24h nâng ngực vệ sinh xung quanh vết thương sạch sẽ bằng nước muối sinh lý.
- Bôi thuốc và uống thuốc kháng sinh giảm viêm sưng đau theo chỉ định của bác sĩ.
- Sau khi nâng ngực được 3 – 4 tuần. Thực hiện massage nhẹ nhàng vào sáng – tối.
- Chú ý không xả nước trực tiếp lên vùng ngực khi tắm, nên quay lưng lại với vòi hoa sen, tránh nước và xà bông dính lên vết thương.
- 1 – 2 tháng đầu sau nâng ngực nên mặc áo định hình, kể cả khi ngủ để ngực được đẹp và giữ form hơn.
Chế độ ăn uống
- Bổ sung các loại rau củ, hoa quả, thực phẩm đã chia sẻ phía trên.
- Uống đủ nước mỗi ngày giúp lưu thông khí huyết, tăng khả năng hình thành tế bào mới.
- Kiêng những thực phẩm gây viêm nhiễm và để lại sẹo lồi, lõm như: Thịt bò,rau muống, trứng, đồ cay nóng, hải sản, gà, gia cầm,..
- Không ăn đồ cay nóng.
- Không dùng các chất kích thích làm vết thương lâu hồi phục và giảm hiệu quả của thuốc.
Chế độ sinh hoạt và nghỉ ngơi
- Dành 5 – 10 ngày để cơ thể được nghỉ ngơi hoàn toàn.
- Kiêng quan hệ vợ chồng trong tháng đầu tiên.
- Không nằm nghiêng hoặc sấp trong 3 – 4 tuần đầu nâng ngực.
- Không gãi hay chạm lên vết thương gây tụ máu và chảy máu.
- Sau 6 tháng, khi ngực đã ổn định mới nên tham gia những hoạt động thể chất mạnh như chơi golf, tập gym, chạy bộ, bơi lội, cầu lông,..
- Không ở mỗi trường quá lạnh hoặc quá nóng.
- Không để mồ hôi dính lên vết thương.
- Tái khám và cắt chỉ theo lịch hẹn bác sĩ.
- Kiểm tra sức khỏe định kỳ sau 6 tháng nâng ngực.
Trên đây là những chia sẻ từ Bệnh viện Phẫu thuật Thẩm mỹ Thu Cúc về “nâng ngực ăn lươn được không?”. Hy vọng sẽ mang đến những thông tin hữu ích cho mọi người. Để được tư vấn về dịch vụ và nhận thêm nhiều ưu đãi hấp dẫn, hãy gọi về số 1900.1920 để được tư vấn cụ thể!
THÔNG TIN LIÊN HỆ:
Cơ sở TP. HCM: 218 Điện Biên Phủ, Q.3. TPHCM
Website: https://thucucsaigon.vn/
Fanpage: https://www.facebook.com/thammythucuc.hcm/
Tổng đài: 0934 451 900 – Hotline: 0904 434 888