Đậu phộng là món ăn phổ biến chứa nhiều dưỡng chất, rất có lợi cho sức khỏe. Vậy sau nâng ngực ăn đậu phộng được không? Cũng là thắc mắc của rất nhiều chị em sau khi thực hiện nâng cấp vòng 1. Cùng Bệnh viện thẩm mỹ Thu Cúc Sài Gòn tìm câu trả lời trong bài viết dưới đây!
Nội Dung Chính
Tìm hiểu về đậu phộng
Giới thiệu về đậu phộng
Đậu phộng hay còn được gọi là lạc. Đây là một loại thực phẩm thuộc họ Đậu, bắt nguồn từ Trung và Nam Mỹ. Lạc là loại cây thân thảo, hàng năm chiều cao có thể tăng từ 30 – 50 cm. Lá mọc đối nhau, có hình lông chim và 4 lá chét, mỗi lá có kích thước 1 – 7 cm và rộng từ 1 – 3 cm.
Thành phần dinh dưỡng có trong đậu phộng
Giá trị dinh dưỡng 100 g
- Calo (kcal) 567
- Lipid 49 g
- Chất béo bão hoà 7 g
- Natri 18 mg
- Kali 705 mg
- Carbohydrat 16 g
- Chất xơ 9 g
- Đường 4 g
- Protein 26 g
- Calci 92 mg
- Sắt 4,6 mg
- Vitamin B6 0,3 mg
- Magnesi 168 mg.
Lợi ích của đậu phộng đối với sức khỏe
Dưới đây là những lợi ích của đậu phộng đối với sức khỏe con người.
- Tăng cường trí nhớ: Một số nghiên cứu cho thấy ăn lạc thường xuyên giúp tăng cường sức khỏe cho não bộ. Bởi lạc có chứa nhiều vitamin B6, đây là hoạt chất giúp não luôn ổn định hoạt động bình thường và giúp tăng cường trí nhớ
- Chống loãng xương: Ngoài ra, trong hạt lạc cũng chứa một lượng nhỏ canxi và vitamin D, sự kết hợp của 2 dưỡng chất này giúp tăng cường sức khỏe cho xương và răng.
- Giảm nguy cơ sinh con dị tật: Theo các nghiên cứu cho thấy, phụ nữ trước hoặc trong đầu thời kỳ mang thai, nếu mỗi ngày được bổ sung 400 micrograms axit folic sẽ có thể giảm nguy cơ sinh con dị tật ống thần kinh lên đến 70%
- Giảm cân, tuần hoàn máu: Nhiều chuyên gia dinh dưỡng cho rằng, ăn lạc có thể kiểm soát cân nặng và ngăn ngừa tình trạng béo phì hiệu quả.
- Cân bằng mức cholesterol: Đậu phộng có chứa hàm lượng chất béo không bão hòa đa và không bão hòa đơn. Đặc biệt trong đậu phộng còn chứa Acid oleic giúp làm giảm cholesterol xấu và tăng cholesterol xấu tốt. Nhờ vậy, giúp cân bằng cholesterol, ngăn ngừa các bệnh về động mạch vành và thúc đẩy lipid lành mạnh ngăn ngừa đột quỵ.
- Ngăn ngừa rủi ro đột quỵ: Đậu phộng có chứa chất chống oxy hóa và khoáng chất, làm giảm nguy cơ đột quỵ và các vấn đề về tim. Bên cạnh đó chất tryptophan còn giúp chống lại chứng trầm cảm.
- Ngừa ung thư :Đậu phộng có chứa hàm lượng beta-sitosterol (SIT) cao, phytosterol có khả năng ức chế sự phát triển của khối u gây ung thư. Một nghiên cứu tại Mỹ đã chứng minh, nam giới và nữ giới ăn đậu phộng ít nhất 2 lần/tuần giảm tới 27% và 58%, nguy cơ bệnh ung thư ruột già.
- Ngăn ngừa bệnh tiểu đường: Sự hiện diện của mangan trong đậu phộng, là một khoáng chất đóng vai trò quan trọng trong quá trình trao đổi carbohydrate và chất béo, hấp thụ canxi và điều chỉnh lượng đường huyết. Theo các nghiên cứu đã chứng minh rằng, có thể giảm tới 21% nguy cơ mắc bệnh tiểu đường với một khẩu phần đậu phộng. Đây cũng là một tin tức tuyệt vời đối với những người bị mắc bệnh tiểu đường. Tuy nhiên cũng nên dùng liều lượng cho phép đối với những người bị tiểu đường.
- Tốt cho da: Axit monounsaturated và resveratrol có trong lạc giúp cung cấp nước cho cơ thể và giúp làn da tươi sáng.
Nâng ngực ăn đậu phộng được không?
Như đã chia sẻ, đậu phộng rất tốt cho sức khỏe con người. Tuy nhiên, sau khi thực hiện nâng ngực mọi người lại không nên ăn đậu phộng. Bởi đậu phộng có tính nóng, dễ gây kích ứng cho vết thương, ảnh hưởng đến quá trình hình thành tế bào da mới. Bên cạnh đó, chất procoagulant trong đậu phộng cũng sẽ khiến cho vết thương bị sưng tấy, lâu lành. Thậm chí trở nên nghiêm trọng hơn. Để thúc đẩy quá trình hồi phục sau khi thực hiện nâng ngực nên kiêng ăn đậu phộng sau khi nâng ngực.
Xem thêm: Nâng ngực ăn đậu xanh được không?
Những thực phẩm nên bổ sung sau khi nâng ngực
Thay vào đó nên bổ sung những thực phẩm có chứa những dưỡng chất dưới đây bởi:
Các thực phẩm giàu Vitamin C
Sau khi nâng ngực, lượng vitamin C trong mô và máu sẽ bị giảm xuống. Bổ sung vitamin C lúc này là điều rất cần thiết. Bởi vitamin C giúp tái tạo collagen, đây được xem là một loại protein đóng vai trò trong tất cả các giai đoạn làm lành da. Bên cạnh đó, vitamin C cũng hỗ trợ bạch cầu trung tính có thể chống lại sự nhiễm trùng xâm nhập vào khu vực của vết thương.
Vitamin C có trong: Cam,, kiwi. súp lơ trắng,đu đủ, dưa hấu, bông cải xanh,..
Các thực phẩm giàu kẽm
Bổ sung kẽm giúp kích thích và thúc đẩy các enzyme chữa lành vết thương, đồng thời cũng hỗ trợ những phản ứng chuyển hóa trong cơ thể, tăng hồng cầu và protein, giúp kích thích tái tạo tế bào mới. Những thực phẩm giàu kẽm chuối, đậu nảy mầm, các loại hạt, củ cải, đậu hà lan,..
Các thực phẩm giàu Vitamin A
Thực phẩm giàu vitamin A, hỗ trợ quá trình chữa lành vết thương, kích thích tổng hợp collagen, giúp đa dạng hóa các nguyên bào sợi. Kiểm soát tình trạng viêm nhiễm. Vitamin A có trong: Rau bina, cà rốt, cà chua, bí ngô, khoai lang..
Thực phẩm giàu Vitamin E
Bổ sung lượng vitamin E giúp vết thương được hồi phục nhanh hơn, bên cạnh đó vitamin E cũng hỗ trợ lành sẹo. Vitamin E có trong: hạnh nhân, đậu phộng, cải bó xôi, măng tây, hướng dương,..
Thực phẩm chứa hàm lượng Omega 3
Omega 3 có tác dụng giúp vết thương được làm lành một cách nhanh chóng. Bổ sung Omega 3 bằng những thực phẩm như: Bánh mì các loại ngũ cốc nguyên hạt, hạt lanh, hạt chia, bơ đậu phộng,…
Xem thêm: Nâng ngực ăn giá được không?
Mẹo chăm sóc sau khi nâng ngực
Dưới đây là mẹo chăm sóc sau khi thực hiện nâng ngực.
Chế độ chăm sóc
- Bôi thuốc và uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ.
- Vệ sinh kỹ vết thương bằng nước muối sinh lý.
- Massage ngực nhẹ nhàng sáng – tối sau 3 – 4 tuần sau khi thực hiện nâng ngực.
- Tắm nên quay lưng với vòi hoa sen, không để nước hay xà bông tắm dính lên vết thương.
- 1 – 2 tháng đầu nên mặc áo định hình liên tục, kể cả khi ngủ, giúp ngực đẹp vào form.
Chế độ ăn uống
- Bổ sung những thực phẩm nêu trên.
- Uống đủ nước lọc mỗi ngày giúp khí huyết lưu thông, tăng khả năng hình thành tế bào mới.
- Kiêng những thực phẩm gây mưng mủ và để lại sẹo như: Rau muống, thịt bò, gà, trứng, hải sản,..
- Kiêng chất kích thích và đồ cay nóng.
Chế độ sinh hoạt và nghỉ ngơi
- 1 tháng đầu kiêng quan hệ vợ chồng.
- 3 – 4 tuần đầu không nằm nghiêng hoặc nằm sấp
- Không gãi hay chạm mạnh lên vết thương gây tụ máu và chảy máu vết thương.
- 6 tháng đầu không tham gia những hoạt động thể chất và vận động mạnh như tập gym, yoga, bơi lội, chạy nhảy,..
- Không ở môi trường quá lạnh hoặc nóng, không để mồ hôi dính lên vết thương.
- Quay lại cắt chỉ và tái khám theo đúng lịch hẹn của bác sĩ.
- Dành 5 – 10 ngày để nghỉ ngơi trọn vẹn hoàn toàn.
- 6 tháng sau khi nâng ngực nên kiểm tra sức khỏe định kỳ.
Trên đây là những chia sẻ từ Bệnh viện Phẫu thuật Thẩm mỹ Thu Cúc về “nâng ngực ăn đậu phộng được không?”. Hy vọng sẽ mang đến những thông tin hữu ích cho mọi người. Để được tư vấn về dịch vụ và nhận thêm nhiều ưu đãi hấp dẫn, hãy gọi về số 1900.1920 để được tư vấn cụ thể!
THÔNG TIN LIÊN HỆ:
Cơ sở TP. HCM: 218 Điện Biên Phủ, Q.3. TPHCM
Website: https://thucucsaigon.vn/
Fanpage: https://www.facebook.com/thammythucuc.hcm/
Tổng đài: 0934 451 900 – Hotline: 0904 434 888