Các phương pháp tẩy nốt ruồi hiện nay ứng dụng rất nhiều công nghệ hiện đại và . Tuy nhiên chế độc chăm sóc sau khi tẩy nốt ruồi cũng không kém quan trọng, nếu không biết cách chăm sóc rất có nguy cơ viêm nhiễm và để lại sẹo. “Tẩy nốt ruồi có được ăn nước mắm không?” là câu hỏi nhận được rất nhiều sự quan tâm của mọi người. Bài viết hôm nay Bệnh viện Phẫu thuật Thẩm mỹ Thu Cúc sẽ giúp mọi người giải đáp thắc mắc trên!
Nội Dung Chính
Tìm hiểu chung về nước mắm
Giới thiệu về nước mắm
Nước mắm là chắt phần nước rỉ được từ cá, tôm và xác động vật nhuyễn thể khác, được ướp muối lâu ngày. Nước mắm là hỗn hợp từ muối, amino acid được chuyển thể từ protein trong thịt cá, qua quá trình thủy phân, tác nhân các hệ enzyme có sẵn trong ruột cá cùng với một loại vi khuẩn kỵ khí chịu mặn. Gia vị chấm món ăn phổ biến ở các quốc gia Đông Nam Á.
Thông tin dinh dưỡng có trong nước mắm
Giá trị dinh dưỡng 100 g
- Calo (kcal): 34
- Natri: 7.851 mg
- Kali: 288 mg
- Cacbohydrat: 3,6 g
- Đường: 3,6 g
- Protein: 5 g
- Vitamin C: 0,5 mg
- Calci: 43 mg
- Sắt: 0,8 mg
- Vitamin B6: 0,4 mg
- Vitamin B12: 0,5 µg
- Magnesi: 175 mg
Tẩy nốt ruồi có được ăn nước mắm không?
Nước mắm là một loại gia vị có hàm lượng dưỡng chất cao tốt cho sức khỏe con người.
Tuy nhiên sau khi tẩy nốt ruồi không nên ăn nước mắm để tránh làm ảnh hưởng đến quá trình hồi phục của vết thương. Bởi trong nước mắm có sự phân rã từ tôm, cá và xác động vật nhuyễn thể khác ( các loại hải sản ). Để vết thương được phục hồi nhanh mọi người nên kiêng nước mắm một thời gian.
Xem thêm: Tẩy nốt ruồi có được ăn chuối không?
Kiêng nước mắm bao lâu sau tẩy nốt ruồi?
Sau khi tẩy nốt ruồi cần kiêng nước mắm trong khoảng ít nhất 1 tháng cho đến khi vết thương lành hẳn, vì trong thời gian này da vẫn đang trong quá trình hồi phục, đóng vảy cũng như tạo lớp biểu bì mới, sẹo lồi vẫn có khả năng hình thành.
Thay vào đó mọi người có thể sử dụng nước mắm chay từ me, dừa, nấm.
Nếu đã ăn nước mắm rồi thì phải làm sao?
Nếu đã ăn nước mắm với một lượng nhỏ thì chưa thực sự gây ảnh hưởng quá nhiều. Tuy nhiên nếu lỡ ăn nhiều thì mọi người nên chú ý theo dõi tình trạng chuyển biến của vùng da sau khi tẩy nốt ruồi. Tăng cường bổ sung các thực phẩm giàu vitamin C, omega 3, vitamin A.. Sau 1 tuần kết hợp bôi kem trị thâm. Lưu ý, nhớ kiêng nước mắm trong khoảng 1 tháng đầu tiên.
Xem thêm: Tẩy nốt ruồi có được ăn mực không?
Những thực phẩm khác cần kiêng khem sau khi tẩy nốt ruồi
Nhằm tránh ảnh hưởng đến quá trình hồi phục vết thương sau khi tẩy nốt ruồi, mọi người nên lưu ý kiêng khem các loại thực phẩm sau:
- Đồ nếp có tính nóng, sẽ làm vùng da sau khi tẩy nốt ruồi bị đỏ tấy và lâu lành, có thể để lại sẹo lồi.
- Thịt bò: có chứa nhiều protein, làm sản sinh collagen khiến vết thương sau khi lành bị thâm sạm hơn vùng da khác.
- Rau muống có tính hàn cao, làm chậm quá trình hồi phục của những vết thương hở, gây ra sẹo lồi và thâm.
- Thịt gia cầm: Gà, ngỗng, ngan, chim cút,… là những loại thịt cần kiêng, bởi chúng sẽ gây nên tình trạng ngứa ngáy và viêm nhiễm cho làn da.
- Các loại trứng sẽ làm tăng sinh collagen, ăn trứng sẽ làm tăng các nguy cơ sẹo lồi, khiến cho vùng da vết thương sau khi lành bị trắng hơn các vùng da khác.
- Hải sản có hàm lượng đạm cao, vì vậy sẽ gây sưng tấy và ngứa ngáy, cũng có một số trường hợp sẹo lõm sau khi vết thương hồi phục
- Chất kích thích làm vết thương lành lâu hơn, vết thương sẽ bị tách ra và chảy máu vì vậy nên tránh các chất kích thích như thuốc lá, rượu, thuốc làm loãng máu.
Mẹo chăm sóc sau khi tẩy nốt ruồi hiệu quả
Ngoài việc thực hiện chế độ kiêng khem hợp lý thì chăm sóc da sau khi tẩy nốt ruồi cũng đóng một vai trò không hề nhỏ. Dưới đây là một số mẹo chăm sóc da sau khi tẩy nốt ruồi hiệu quả.
- Tránh nước và hóa chất tiếp xúc vào vùng da sau khi tẩy nốt ruồi, tối thiểu 24h đầu.
- Không chạm hay chà xát lên vùng da non gây tổn thương và nhiễm trùng.
- Vệ sinh xung quanh vết thương bằng dung dịch Natri clorid 0, 9% hoặc cồn 60 thường xuyên ngày 2 -3 lần, tránh tác động lên vết thương.
- Thoa thuốc sát khuẩn để tránh vi khuẩn xâm nhập.
- Thay, gỡ băng gạc 1 – 2 lần trong ngày theo sự hướng dẫn của bác sĩ.
- Bôi kem, thuốc thúc đẩy quá trình tái tạo da, tăng sinh collagen tự nhiên.
- Thoa kem chống nắng tránh tác động từ tia UV khiến da thâm sạm.
Trên đây là những chia sẻ từ Bệnh viện Phẫu thuật Thẩm mỹ Thu Cúc về thắc mắc “tẩy nốt ruồi có được ăn nước mắm không?”. Hy vọng sẽ mang đến những thông tin hữu ích cho mọi người. Để được tư vấn về dịch vụ và nhận thêm nhiều ưu đãi hấp dẫn, hãy gọi về số 1900.1920 để được tư vấn cụ thể!
THÔNG TIN LIÊN HỆ:
Cơ sở TP. HCM: 218 Điện Biên Phủ, Q.3. TPHCM
Website: https://thucucsaigon.vn/
Fanpage: https://www.facebook.com/thammythucuc.hcm/
Tổng đài: 0934 451 900 – Hotline: 0904 434 888