Sau khi tẩy nốt ruồi chế độ chăm sóc và kiêng khem là yếu tố quan trọng quyết định đến kết quả có được như mong muốn. Nhiều người có thắc mắc rằng “tẩy nốt ruồi có được ăn khoai lang không?” Nếu chưa biết hãy theo dõi bài viết dưới đây từ Bệnh viện Phẫu thuật Thẩm mỹ Thu Cúc, cùng tìm hiểu ngay!

Tìm hiểu chung về khoai lang

Giới thiệu về khoai lang

Khoai lang là một loại cây nông nghiệp, có rễ củ lớn, chứa nhiều tinh bột, có vị ngọt và được gọi là củ khoai lang, nguồn cung cấp rau củ quan trọng, được sử dụng cả rau lẫn lương thực, lá non và thân non được dùng làm rau.

khoai lang

Thành phần dinh dưỡng có trong khoai lang

Khoai lang là món ăn bổ dưỡng được nhiều người lựa chọn trong thực đơn ăn uống. Trong 100g khoai lang có chứa các thành phần dinh dưỡng:

  • Calo (kcal): 85
  • Lipid: 0,1 g
  • Natri: 55 mg
  • Kali: 337 mg
  • Cacbohydrat: 20 g
  • Chất xơ: 3 g
  • Đường: 4,2 g
  • Protein: 1,6 g
  • Vitamin C: 2,4 mg
  • Calci: 30 mg
  • Sắt: 0,6 mg
  • Vitamin B6: 0,2 mg
  • Magnesi: 25 mg.

thành phần đinh dưỡng có trong khoai lang

Lợi ích của khoai lang đối với sức khỏe

Khoai lang có rất nhiều lợi ích tốt cho sức khỏe mà không để lại tác dụng phụ khi sử dụng hàng ngày. Khoai lang không chỉ phòng bệnh mà còn có tác dụng chữa bệnh trong y học.

  • Rễ khí khoai lang được sử dụng tăng tiết sữa.
  • Lá rau khoai lang điều trị bệnh đái tháo đường, điều trị áp xe, cầm máu, sổ giun móc.
  • Củ khoai điều trị bệnh hen suyễn
  • Khoai lang giúp cải thiện thị lực.
  • Vitamin A trong khoai lang làm giảm nguy cơ thoái hóa điểm vàng.
  • Magie và kali giúp kiểm soát huyết áp.

Tẩy nốt ruồi có được ăn khoai lang không?

Theo các chuyên gia tại Bệnh viện Phẫu thuật Thẩm mỹ Thu Cúc chia sẻ:

Sau khi tẩy nốt ruồi mọi người hoàn toàn có thể ăn khoai lang bình thường. Bởi, trong khoai lang có chứa hàm lượng vitamin A lớn giúp kích thích tổng hợp collagen rất tốt cho việc lành vết thương, giúp da phục hồi nhanh chóng.

Vì vậy, nhằm thúc đẩy quá trình hình thành da non và giúp vết thương mau chóng hồi phục mọi người nên bổ sung khoai lang.

Xem thêm: Tẩy nốt ruồi có được ăn lạc không?

Tẩy nốt ruồi có ăn được khoai lang không?

Những thực phẩm nên bổ sung sau khi tẩy nốt ruồi

Dưới đây là những thực phẩm quan trọng nên bổ sung nhằm thúc đẩy quá trình hồi phục vết thương sau khi tẩy nốt ruồi:

Các thực phẩm giàu Vitamin C

Nếu cơ thể thiếu hụt vitamin C vết sẹo có lành cũng bị vỡ ra. Bổ sung vitamin C tác động đến quá trình sản xuất collagen và tái tạo liên kết các mô trong cơ thể, góp phần gia tăng của tế bào và mao dẫn mới.

Các thực phẩm giàu vitamin C bao gồm: Cam, cà chua, súp lơ trắng, dưa lưới vàng, đu đủ, khoai tây, ớt chuông… 

Các thực phẩm giàu kẽm

Bổ sung kẽm sẽ góp phần kết hợp với enzyme liên quan trực tiếp đến quá trình sản xuất collagen và tái tạo lại vết thương. Kẽm còn tham gia vào quá trình phân chia tế bào của cơ thể. Các thực phẩm giàu kẽm: Ngũ cốc nguyên hạt, các loại hạt, đậu xanh, đậu lăng..

Các thực phẩm giàu Vitamin A

Vitamin A kích thích sự tổng hợp của collagen, chữa lành vết thương, đa dạng hóa các nguyên bào sợi, kiểm soát tình trạng viêm nhiễm. Bổ sung các thực phẩm giàu vitamin A: Các loại rau có màu xanh lá đậm, trái cây và rau có màu vàng, cam, đậu mắt đen, rau bina, bông cải xanh, cà rốt, gấc, cà chua..

Xem thêm: Tẩy nốt ruồi có được ăn nước mắm không?

thực phẩm nên bổ sung sau khi tẩy nốt ruồi

Thực phẩm giàu Vitamin E

Vitamin E hỗ trợ quá trình hồi phục vết thương, giảm khả năng hình thành sẹo, giảm viêm nhiễm. Các loại thực phẩm giàu vitamin E: Hạt hướng dương, hạnh nhân, rau bina, bơ, bí, quả phỉ, các loại dầu thực vật như dầu cây rum, kiwi, dầu ô liu..

Thực phẩm chứa hàm lượng Omega 3

Hàm lượng Omega 3 giúp vết thương mau lành nhanh chóng. Các thực phẩm giàu Omega 3: Hạt chia, quả óc chó, đậu nành, hạt lanh…

Cách chăm sóc sau khi tẩy nốt ruồi hiệu quả

Dưới đây là một số cách chăm sóc da hiệu quả sau khi tẩy nốt ruồi.

  • Không chà xát/ gãi: Giai đoạn mô liên kết đang liền, niêm mạc và da non được sinh ra nên có biểu hiện ngứa, vì vậy không nên gãi hay chà xát mạnh lên vùng da gây tổn thương, nhiễm trùng và để lại sẹo.
  • Giữ vùng tẩy nốt ruồi khô tối thiểu 24h, tránh tiếp xúc với nước hay hóa chất
  • Vệ sinh sạch vết thương bằng dung dịch Natri clorid 0, 9% hoặc cồn 60 độ giúp vết thương mau lành.
  • Thay/ gỡ băng theo hướng dẫn của bác sĩ
  • Bôi thuốc sát khuẩn để tránh vi khuẩn xâm nhập
  • Bôi kem / thuốc thúc đẩy tái tạo da kích thích tăng sinh collagen tự nhiên.
  • Bôi kem chống nắng tránh tác động từ tia UV khiến da thâm sạm.

chăm sóc sau tẩy nốt ruồi

Trên đây là những chia sẻ từ Bệnh viện Phẫu thuật Thẩm mỹ Thu Cúc về “tẩy nốt ruồi có được ăn khoai lang không”. Hy vọng sẽ mang đến những thông tin hữu ích cho mọi người. Để được tư vấn về dịch vụ và nhận thêm nhiều ưu đãi hấp dẫn, hãy gọi về số 1900.1920 để được tư vấn cụ thể!

THÔNG TIN LIÊN HỆ:

Cơ sở TP. HCM: 218 Điện Biên Phủ, Q.3. TPHCM

Website: https://thucucsaigon.vn/

Fanpage: https://www.facebook.com/thammythucuc.hcm/

Tổng đài: 1900 1920Hotline: 0904 434 888