Ngày nay việc tẩy nốt ruồi bằng công nghệ hiện đại, an toàn được rất nhiều người tin tưởng và lựa chọn. Bên cạnh đó cũng nhiều người quan tâm tới chế độ chăm sóc như thế nào? Tẩy nốt ruồi kiêng ăn gì? Để vết thương mau lành và không để lại sẹo. Theo dõi ngay bài viết dưới đây của Bệnh viện thẩm mỹ Thu Cúc Sài Gòn để có câu trả lời!
Nội Dung Chính
Những điều cần biết về dịch vụ tẩy nốt ruồi
Tẩy nốt ruồi chính là dùng những phương pháp bằng công nghệ hiện đại hoặc bằng phương phương pháp tự nhiên để loại bỏ nốt ruồi trên da. Tẩy nốt ruồi được thực hiện trong những trường hợp mụn ruồi quá nhiều, hay kích thước lớn gây mất thẩm mỹ. Nốt ruồi không hợp phong thủy. Dịch vụ tẩy nốt ruồi bằng công nghệ hiện nay có: Tẩy nốt ruồi Laser CO2, Plasma, tiểu phẫu, phương pháp đốt điện.
Tầm quan trọng của kiêng ăn sau khi tẩy nốt ruồi
Dù có được thực hiện bằng phương pháp hiện đại tốt, an toàn. Nhưng nếu thiếu ăn kiêng sẽ khiến vết thương lâu lành hơn, dễ gây nhiễm trùng và để lại sẹo. Chính vì vậy thực hiện chế độ kiêng ăn một số món ăn gây hại cho vết thương hở cũng rất quan trọng, tránh được nguy cơ viêm nhiễm, lâu lành và thành sẹo xấu trên da.
Tẩy nốt ruồi kiêng ăn gì?
Nhiều người sau khi tẩy tẩy nốt ruồi xong thường có thắc mắc rằng: “tẩy nốt ruồi cần kiêng ăn gì?” Theo các chuyên gia tại Bệnh viện Phẫu thuật Thẩm mỹ Thu Cúc chia sẻ mọi người cần kiêng khem các loại thực phẩm sau đây:
- Rau muống: việc dung nạp rau muống sau khi tẩy nốt ruồi sẽ góp phần kích thích collagen tăng sinh mạnh mẽ, các sợi collagen chồng chéo lên nhau không theo trật tự, vết thương sau khi tẩy nốt ruồi sẽ kéo da non liên tục, điều đó gây ra tình trạng sẹo lồi mất thẩm mỹ. Lý do mà mọi người nên kiêng rau muống.
- Thịt bò: cung cấp rất nhiều chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên đối với những vết thương hở sau khi tẩy nốt ruồi thì lại được các chuyên gia khuyên là không nên sử dụng. Bởi thịt bò sẽ làm sản sinh collagen, ảnh hưởng đến quá trình liền sẹo của da, vết thương khi lành sẽ bị sạm, rất khó để điều trị lại bằng các phương pháp thông thường.
- Các loại trứng: cũng giống như rau muống, trứng cũng làm sản sinh collagen, kéo da non, vết thương khi lành sẽ hình thành sẹo lồi có màu loang trắng.
- Thịt gà: món ăn phố biến hàng ngày, nhưng sau khi tẩy nốt ruồi thì mọi người nên kiêng, bởi thịt gà sẽ khiến vết thương trở nên ngứa ngáy hơn, gây ra tình trạng viêm nhiễm, vết thương lâu lành, cũng rất dễ để lại sẹo xấu.
- Hải sản: thuộc những nhóm đồ tanh mà mọi người cần thêm vào danh sách ăn kiêng sau khi tẩy nốt ruồi. Thành phần đjam trong hải sản sẽ khiến vết thương ngứa ngáy, sưng tấy hơn. Ở một số trường hợp vết thương sau khi lành có nguy cơ để lại sẹo lõm.
- Đồ nếp: thường có tính nóng, vết thương sau khi tẩy nốt ruồi rất dễ mưng mủ, điều đó sẽ khiến vết thương lâu lành hơn, dẫn tới tình trạng sẹo lồi.
- Chất kích thích: tránh xa những chất kích thích như rượu bia, thuốc lá, hay bất kỳ loại thuốc làm loãng máu nào, việc sử dụng những chất kích thích trong thời điểm này sẽ gây viêm nhiễm và để lại sẹo, một số trường hợp vết thương còn bị tách ra và chảy máu.
Sau khi tẩy nốt ruồi kiêng ăn trong bao lâu?
Sau khi tẩy nốt ruồi các mô sẹo vẫn trong quá trình hình thành và ổn định trong khoảng 2 – 3 tuần. Vì vậy mọi người nên thực hiện chế độ ăn kiêng những thực phẩm làm tăng collagen, phòng tránh sẹo lồi. Tùy vào cơ địa và khả năng phục hồi khác nhau của mỗi người. Ít nhất mọi người nên kiêng khoảng 1 tháng cho đến khi vết thương lành hẳn.
Những thực phẩm nên bổ sung sau khi tẩy nốt ruồi
Ngoài những thực phẩm nên kiêng, mọi người cũng cần chú ý bổ sung dinh dưỡng những thực phẩm có chứa những chất dưới đây để giúp vết thương mau lành, làn da được đẹp hơn.
Các thực phẩm giàu Vitamin C
Bổ sung Vitamin C sau khi tẩy nốt ruồi giúp tái tạo collagen, giúp lành da. Ngoài ra Vitamin C còn giúp bạch cầu trung tính ngăn cản nhiễm trùng xâm nhập đến vết thương. Một số thực phẩm giàu Vitamin C: Cam, quýt, cà chua, ớt chuông, khoai tây, đu đủ,..
Các thực phẩm giàu kẽm
Kẽm giúp chữa lành vết thương, tái tạo màng tế bào, tăng sinh tế bào, tăng cường hệ thống miễn dịch. Bổ sung những thực phẩm giàu kẽm như các loại hạt khô, ngũ cốc, các loại cây họ đậu..
Các thực phẩm giàu Vitamin A
Vitamin A đóng vai trò quan trọng trong việc chữa lành vết thương, kích thích quá trình tổng hợp collagen, đa dạng hóa những nguyên bào sợi, ngăn cản tình trạng viêm nhiễm xảy ra. Thực phẩm giàu Vitamin A: Các loại rau có màu xanh lá đậm, bí ngô, bông cải xanh, khoai lang, rau bina..
Thực phẩm giàu Vitamin E
Vitamin E hỗ trợ quá trình lành da của vết thương, ngăn cản sự viêm nhiễm và hình thành sẹo trên da. Bổ sung những thực phẩm giàu Vitamin E có trong: Lúa mì, hạt hướng dương, quả phỉ…
Thực phẩm chứa hàm lượng Omega 3
Thực phẩm Omega 3 giúp quá trình lành vết thương được diễn ra nhanh chóng hơn. Thực phẩm có chứa hàm lượng Omega 3 như quả óc chó, dầu tía tô, đậu nành, hạt chia…
Xem thêm: Tẩy nốt ruồi nên ăn gì?
Mẹo chăm sóc da sau khi tẩy nốt ruồi đúng cách
Dưới đây là một số mẹo chăm sóc da sau khi tẩy nốt ruồi đúng cách, mọi người nên biết để thực hiện, điều này sẽ giúp vết thương tránh khỏi sự viêm nhiễm, mau lành hơn.
- 3 ngày đầu tiên vệ sinh vùng da xung quanh nốt ruồi bằng nước muối sinh lý
- 24h đầu giữ cho vết thương luôn được khô ráo.
- Không chạm tay hay cậy lên vết thương.
- Bôi kem dưỡng ẩm có thành phần kháng sinh
- Thoa kem tái tạo da tự nhiên
- Thay băng 1 – 2 lần/ngày (nếu có)
- Uống thuốc giảm đau theo chỉ định đơn của bác sĩ.
- Bôi kem chống nắng. Che chắn da cẩn thận mỗi khi ra ngoài.
- Thực hiện nghiêm túc chế độ ăn kiêng và bổ sung vitamin nêu trên.
- Uống đủ nước mỗi ngày.
- Thực hiện chế nghỉ ngơi lành mạnh, tốt cho làn da.
- Tái khám định kỳ lần 2 nếu có lịch hẹn của bác sĩ.
Trên đây là những chia sẻ từ Bệnh viện thẩm mỹ Thu Cúc Sài Gòn về “Tẩy nốt ruồi kiêng ăn gì”. Hy vọng sẽ mang đến những thông tin hữu ích cho mọi người. Để được tư vấn về dịch vụ và nhận thêm nhiều ưu đãi hấp dẫn, hãy gọi về số 1900.1920 để được tư vấn cụ thể!
THÔNG TIN LIÊN HỆ:
Cơ sở TP. HCM: 218 Điện Biên Phủ, Q.3. TPHCM
Website: https://thucucsaigon.vn/
Fanpage: https://www.facebook.com/thammythucuc.hcm/
Tổng đài: 0934 451 900 – Hotline: 0904 434 888