Sau khi tẩy nốt ruồi chế độ chăm sóc và kiêng khem là yếu tố quan trọng giúp thúc đẩy quá trình hồi phục vết thương. Nhiều người có thắc mắc rằng: “sau khi tẩy nốt ruồi xong có được ăn mì tôm không?” Theo dõi bài viết của Bệnh viện Phẫu thuật Thẩm mỹ Thu Cúc để có câu trả lời ngay hôm nay!
Nội Dung Chính
Tìm hiểu chung về mì tôm
Mì tôm là gì?
Mì tôm là một loại thực phẩm chế biến và đóng gói sẵn theo khẩu phần ăn. Ngày nay phục vụ nhu cầu mì ăn liền tiện lợi hơn, nhà sản xuất đã đóng gói trong cốc giấy hay bát ăn một lần, kèm theo thìa đũa để người tiêu dùng dễ dàng sử dụng.
Thành phần của mì tôm bao gồm: Bột mì, muối, dầu cọ, được hấp chín rồi sấy khô cùng các gói gia vị đi kèm trong nước nóng, chỉ tầm 2 – 3 phút là có thể sử dụng được.
Các thương hiệu mì tôm ăn liền đã xuất hiện từ lâu, cung cấp những sản phẩm mì với nhiều hương vị khác nhau, giúp khách hàng có nhiều lựa chọn và ngon miệng hơn.
Thông tin dinh dưỡng của mì tôm
Trong 100g mì tôm có chứa các thành phần dinh dưỡng cụ thể như sau:
- Calo: 188
- Carbs: 27gr
- Chất béo không bão hòa: 7g
- Chất béo bão hòa: 3 gr
- Đạm: 4g
- Chất xơ: 0,9 g
- Natri: 0,861 g
- Thiamine: 43%
- Folate: 12%
- Mangan: 11%
- Sắt: 10%
- Niacin: 9%
- Riboflavin: 7%
Tẩy nốt ruồi có được ăn mì tôm không?
Vùng da của chúng ta sau khi tẩy nốt ruồi cũng giống như vết thương nên rất dễ để lại sẹo. Do đó sau khi tẩy nốt ruồi chúng ta cũng cần phải kiêng một số loại thức ăn làm ảnh hưởng đến quá trình lành da.
Vì thế sau khi tẩy nốt ruồi cũng nên hạn chế ăn mì tôm, bởi thành phần của mì tôm có bột mì và một số chất phụ gia, lượng tinh bột sẽ làm lượng đường trong máu tăng lên, lớp da tích trữ lượng mỡ thừa, khiến làn da nhận đc ít chất dinh dưỡng, khiến quá trình hình thành vết thương bị chậm lại, thậm chí cả dầu ăn cũng làm ảnh hưởng. Lúc đó vết thương sẽ khó lành và tổn thương hình thành sẹo xấu gây mất thẩm mỹ.
Xem thêm: Tẩy nốt ruồi ăn thịt gà có sao không?
Sau khi tẩy nốt ruồi kiêng ăn mì tôm bao lâu?
Theo các chuyên gia tại Bệnh viện Phẫu thuật Thẩm mỹ Thu Cúc chia sẻ: “mọi người nên kiêng ăn mì tôm cho đến khi vết thương lành hẳn”. Điều này sẽ phụ thuộc vào cơ địa của mỗi người.:
Thông thường, sau khi tẩy nốt ruồi mọi người nên kiêng ăn mì tôm từ 7 – 14 ngày cho khi các lớp vảy bong tróc hết, bắt đầu hình thành da non.
Nhằm đảm bảo tuyệt đối, mọi người nên kiêng ăn mì tôm khoảng 1 tháng sau khi tẩy nốt ruồi, khi đó vết thương đã hoàn toàn ổn định.
Những thực phẩm khác không nên ăn sau khi tẩy nốt ruồi
Những thực phẩm dưới đây nên kiêng sau khi tẩy nốt ruồi.
- Thịt gà: các món ăn được chế biến từ thịt gà làm tăng cảm giác ngứa ngáy, bên cạnh đó có thể gây viêm, hình thành sẹo lồi khi vết thương lành.
- Thịt bò: có chứa hàm lượng sắt cao, khiến làn da thâm xỉn hơn da tự nhiên gây mất thẩm mỹ.
- Các loại hải sản: Hải sản cũng có nhiều protein, kích thích tế bào phát triển nhanh từ đó dẫn đến sẹo lồi.
- Đồ nếp: các món ăn như: xôi xéo, bánh khúc, bánh chưng,… chứa hàm lượng tinh bột và đường lớn sẽ làm chậm quá trình hồi phục da, nếu cơ địa yếu có thể mưng mủ, nhiễm trùng.
- Rau muống: kích thích sản sinh collagen mạnh mẽ sẽ làm vết thương hở hình thành sẹo lồi.
- Không nên ăn trứng: tăng nguy cơ kéo da non gây ra sẹo lồi, vết thương sau khi lành sẽ có màu trắng hơn các vùng da còn lại.
Xem thêm: Tẩy nốt ruồi ăn trứng có sao không?
Kinh nghiệm chăm sóc sau khi tẩy nốt ruồi
Dưới đây là một số kinh nghiệm chăm sóc da sau khi tẩy nốt ruồi mọi người cùng tham khảo.
- Không chà xát hay gãi: Chà sát mạnh lên vết thương hở sẽ gây nên tình trạng tổn thương, trầy xước phần niêm mạc, tạo cơ hội cho vi khuẩn và virus xâm nhập gây nhiễm trùng, khiến vết thương lâu lành và hình thành sẹo lồi
- Giữ vùng tẩy nốt ruồi khô tối thiểu 24h: Tránh tiếp xúc với nước và hóa chất.. Để giúp vết thương mau hồi phục, tránh tình trạng viêm loét.
- Vệ sinh sạch vết thương: Vệ sinh vết thương giúp quá trình hồi phục diễn ra nhanh hơn, ngăn chặn nguy cơ bị viêm cho vết thương hở, loại bỏ vi khuẩn tích tụ, bã nhờn..
- Thay/ gỡ băng theo hướng dẫn: Thay gỡ băng gạc theo đúng chỉ định của bác sĩ để tránh vi khuẩn tấn công vào vết thương.
- Thuốc sát khuẩn: Sát khuẩn vết thương tránh vi khuẩn xâm nhập và giúp da mau lành hơn.
- Sử dụng kem, thuốc thúc đẩy tái tạo da theo chỉ dẫn của bác sĩ: Giúp tái tạo làn da, tăng sinh collagen tự nhiên, vết thương nhanh lành hơn.
- Bôi kem chống nắng: Bôi kem chống nắng giúp bảo vệ làn da sau khi tẩy nốt ruồi khỏi tình trạng thâm sạm bởi hắc sắc tố melanin.
Trên đây là những chia sẻ từ Bệnh viện Phẫu thuật Thẩm mỹ Thu Cúc về “tẩy nốt ruồi có được ăn mì tôm không?”. Hy vọng sẽ mang đến những thông tin hữu ích cho mọi người. Để được tư vấn về dịch vụ và nhận thêm nhiều ưu đãi hấp dẫn, hãy gọi về số 1900.1920 để được tư vấn cụ thể!
THÔNG TIN LIÊN HỆ:
Cơ sở TP. HCM: 218 Điện Biên Phủ, Q.3. TPHCM
Website: https://thucucsaigon.vn/
Fanpage: https://www.facebook.com/thammythucuc.hcm/
Tổng đài: 0934 451 900 – Hotline: 0904 434 888