Bánh mì là một trong những món ăn sáng được yêu thích nhất của người dân Việt Nam. Tuy nhiên đối với những người sau khi thực hiện tẩy nốt ruồi bằng công nghệ hiện đại vẫn lo lắng “Sau khi tẩy nốt ruồi có được ăn bánh mì không?” Theo dõi bài viết của Bệnh viện Phẫu thuật Thẩm mỹ Thu Cúc để có được câu trả lời!

Tìm hiểu chung về bánh mì

Giới thiệu về bánh mì

Bánh mì là thực phẩm được chế biến từ bột mì hoặc ngũ cốc được nghiền ra và trộn với nước, thường bằng cách nướng. Bánh mì được phổ biến trên toàn thế giới. Có nhiều kết hợp, tỉ lệ, các loại bột và các nguyên liệu khác, công thức truyền thống khác nhau, kết quả có rất nhiều chủng loại, hình dạng, kích thước và kết cấu khác nhau.

bánh mì

Thành phần dinh dưỡng có trong bánh mì

Giá trị dinh dưỡng 100 g

  • Calo (kcal) 264
  • Lipid 3,2 g
  • Chất béo bão hoà 0,7 g
  • Natri 491 mg
  • Kali 115 mg
  • Cacbohydrat 49 g
  • Chất xơ 2,7 g
  • Đường 5 g
  • Protein 9 g
  • Calci 260 mg
  • Sắt 3,6 mg
  • Vitamin B6 0,1 mg
  • Magnesi 25 mg

thành phần dinh dưỡng có trong bánh mì

Lợi ích của bánh mì đối với sức khỏe

  • Tốt cho tiêu hóa: Bánh mì cung cấp chất xơ tốt cho hệ tiêu hóa, làm mềm phân, giải quyết tình trạng táo bón, nếu mỗi buổi trưa ăn 2 lát bánh mì đã cung cấp được ⅓ chất xơ hàng ngày.
  • Làm đẹp da: Bánh mì cung cấp protein tương đương cá, bít tết hay đồ nướng. Mỗi ngày ăn 4 lát bánh mì cung cấp ¼ lượng protein cho nữ, đối với nam giới ⅕ protein.
  • Giúp giảm cân hiệu quả: Có nhiều loại bánh mì được làm từ các loại hạt rất tốt cho việc giảm cân, một lát bánh mì trắng chỉ chứa 77 calo, có thể kiềm chế cơn đói bụng, kiểm soát lượng đường trong máu, tăng cường quá trình trao đổi chất.
  • Giúp não hoạt động tốt hơn: Bánh mì có chứa sắt, 1 lát bánh mì cung cấp 0,6mg sắt trong tổng số 15mg nữ giới cần mỗi ngày.
  • Giúp xương chắc khỏe: 4 lát mì mỗi ngày cung cấp 164mg canxi, người bình thường một ngày cần phải 800mg canxi. Vì vậy bánh mì bổ sung lượng canxi đáng kể cho xương.
  • Giúp cải thiện tâm trạng: Theo một số nghiên cứu cho thấy trong bánh mì có chứa vitamin E, vitamin B, photpho, magie, sắt, kẽm có khả năng bảo vệ và chống lại các chứng bệnh về tinh thần, thúc đẩy tâm trạng thoải mái, tự tin hơn.

Lưu ý: Không nên lạm dụng bánh mì, ăn bánh mì không đúng cách sẽ có tác hại làm tăng lượng đường trong máu, gây khó tiêu, chướng bụng, thiếu chất dinh dưỡng đối với trẻ em. Kết hợp bánh mì với thực phẩm khác để cân bằng dinh dưỡng và làm món ăn đa dạng hơn.

Xem thêm: Tẩy nốt ruồi có được ăn ngô không?

Tẩy nốt ruồi có được ăn bánh mì không?

Hiện nay chưa có một nghiên cứu nào minh chứng cho việc ăn bánh mì ảnh hưởng tới vết thương vị trí vùng tẩy nốt ruồi. Nếu mọi người ăn bánh mì mà để lại sưng, sẹo thì nguyên nhân chỉ có thể là do thực phẩm ăn kèm. 

Vì vậy, sau khi tẩy nốt ruồi mọi người hoàn toàn có thể ăn bánh mì bình thường. Tuy nhiên bạn nên tránh các thực phẩm ăn kèm như: trứng, thịt gà, thịt bò,

Tẩy nốt ruồi có được ăn bánh mì không

Những thực phẩm nên bổ sung sau khi tẩy nốt ruồi

Dưới đây là những thực phẩm giàu các vitamin cần thiết, bổ sung sau khi tẩy nốt ruồi.

Các thực phẩm giàu Vitamin C

Sau khi tẩy nốt ruồi cơ thể cần bổ sung vitamin C để tạo collagen, đóng vai trò lành da. Vitamin C giúp bạch cầu trung tính chống lại nhiễm trùng xâm nhập vào vết thương. Một số thực phẩm chứa vitamin C: Quýt, cam, ớt chuông, cà chua, đu đủ, khoai tây,..

Các thực phẩm giàu kẽm

Kẽm làm lành vết thương, sửa chữa màng tế bào, tăng sinh tế bào, hỗ trợ hệ thống miễn dịch. Bổ sung những thực phẩm giàu kẽm như cây họ đậu, các loại hạt, hạt khô, ngũ cốc..

Các thực phẩm giàu Vitamin A

Vitamin A đóng vai trò trong việc chữa lành vết thương, kích thích tổng hợp collagen, đa dạng hóa các nguyên bào sợi, kiểm soát tình trạng viêm nhiễm. Vitamin A có trong các loại rau có màu xanh lá đậm, rau bina, bí ngô, bông cải xanh, khoai lang..

Thực phẩm giàu Vitamin E

Bổ sung những thực phẩm giàu vitamin E như lúa mì, hạt hướng dương, quả phỉ.. hỗ trợ quá trình lành vết thương, giảm viêm nhiễm và hình thành sẹo trên da

Thực phẩm chứa hàm lượng Omega 3

Thực phẩm có chứa hàm lượng omega 3 như quả óc chó, đậu nành, dầu tía tô, hạt chia sẽ hỗ trợ quá trình lành vết thương được diễn ra nhanh chóng hơn.

Xem thêm: Tẩy nốt ruồi có được ăn ốc không?

thực phẩm nên bổ sung sau tẩy nốt ruồi

Mẹo chăm sóc sau khi tẩy nốt ruồi hiệu quả

Ngoài bổ sung những dưỡng chất giúp quá trình phục hồi nhanh, thì chăm sóc cũng đóng vai trò đặc biệt quan trọng. Dưới đây là một số mẹo chăm sóc sau khi tẩy nốt ruồi.

  • Làm sạch vùng da xung quanh nốt ruồi.
  • Trong 24h đầu giữ cho vết thương luôn được khô ráo.
  • Bôi thuốc kháng sinh, kháng khuẩn cho da.
  • Thoa kem tái tạo da tự nhiên
  • Uống thuốc giảm đau theo chỉ định của bác sĩ.
  • Không gãi, sờ hay cạy lên vết thương.
  • Bổ sung những thực phẩm nếu trên.
  • Bôi thuốc mỡ giữ ẩm.
  • Thay băng tối thiểu 1 – 2 lần/ ngày
  • Thoa kem chống nắng tránh những tia UV gây ra thâm sạm cho da.

chăm sóc sau khi tẩy nốt ruồi

Trên đây là những chia sẻ từ Bệnh viện Phẫu thuật Thẩm mỹ Thu Cúc về “tẩy nốt ruồi có được ăn bánh mì không”. Hy vọng sẽ mang đến những thông tin hữu ích cho mọi người. Để được tư vấn về dịch vụ và nhận thêm nhiều ưu đãi hấp dẫn, hãy gọi về số 1900.1920 để được tư vấn cụ thể!

THÔNG TIN LIÊN HỆ:

Cơ sở TP. HCM: 218 Điện Biên Phủ, Q.3. TPHCM

Website: https://thucucsaigon.vn/

Fanpage: https://www.facebook.com/thammythucuc.hcm/

Tổng đài: 1900 1920Hotline: 0964 080 999