Ngô là một trong những món ăn được mọi người yêu thích. Tuy nhiên thời điểm sau khi tẩy nốt ruồi có được ăn ngô không? Là thắc mắc được rất nhiều người quan tâm, lo lắng sợ ảnh hưởng tới vết thương. Để có được đáp án, hãy cùng tìm hiểu chi tiết qua bài viết chia sẻ từ Bệnh viện Phẫu thuật Thẩm mỹ Thu Cúc dưới đây!

Tìm hiểu chung về ngô

Giới thiệu về ngô

Ngô là một loại cây lương thực thuần canh tại khu vực Trung Mỹ, sau đó lan tỏa đến khắp châu Mỹ. Ngô là cây lương thực được gieo trồng nhiều nhất tại Mỹ, khoảng 270 triệu tấn mỗi năm.

Cây ngô được du nhập vào Việt Nam từ Trung Quốc. Có nhiều loại ngô như: Ngô nếp, ngô lõm, ngô ngọt.

bắp ngô

Thông tin dinh dưỡng có trong ngô

Trong 164 gram ngô ngọt có chứa các thành phần dinh dưỡng, cụ thể:

  • Calo: 177
  • Chất đạm: 5,4 gram
  • Carbs: 41 gram
  • Chất béo: 2,1 gram
  • Chất xơ: 4,6 gram
  • Magie: 11% DV
  • Vitamin C: 17% DV
  • Folate (vitamin B9): 19% DV
  • Kali: 10% DV
  • Thiamine (vitamin B1): 24% DV.

thành phần dinh dưỡng có trong ngô

Lợi ích của ngô đối với sức khỏe

Ngô là nguồn thực phẩm giàu dinh dưỡng tốt cho sức khỏe người ăn được lựa chọn nhiều trong thực đơn ăn uống hằng ngày.

  • Giảm mức cholesterol: Hàm lượng chất xơ trong ngô, giúp giảm cholesterol trong cơ thể. Điều chỉnh insulin.
  • Giảm nguy cơ thiếu máu: Ngô chứa vitamin B12, acid folic và sắt, hỗ trợ tăng sinh các tế bào hồng cầu, giảm nguy cơ thiếu máu.
  • Tăng năng lượng: Ngô giúp tăng năng lượng, ngô chứa carbohydrate phức hợp, làm giảm tốc độ tiêu hóa, cung cấp năng lượng trong thời gian lâu.
  • Giảm nguy cơ ung thư: Chất xơ trong ngô làm giảm đi lượng cholesterol, từ đó cũng giảm được nguy cơ mắc bệnh ung thư ruột kết. Hợp chất  beta-cryptoxanthin giúp phổi khỏe hơn, giảm nguy cơ mắc ung thư phổi (theo trang tin Mindblowing)
  • Tốt cho phụ nữ mang thai: Acid folic, zeaxanthin và acid gây bệnh trong ngô, làm giảm nguy cơ bị dị tật bẩm sinh ở trẻ.
  • Tăng cường sức khỏe làn da: Ngô chứa vitamin C và một chất chống oxy hóa gọi là lycopene, giúp thúc đẩy sản sinh collagen và cải thiện độ đàn hồi của da.
  • Hữu ích cho mắt: Theo nghiên cứu cho thấy lutein và zeaxanthin có trong ngô ngăn ngừa và kìm hãm sự phát triển của bệnh thoái hóa điểm vàng.
  • Có thể giúp ngăn ngừa bệnh Alzheimer: Thành phần vitamin B1 duy trì chứng năng não, tổng hợp acetylcholine, cải thiện trí nhớ.

Xem thêm: Tẩy nốt ruồi có được ăn ốc không?

Tẩy nốt ruồi có được ăn ngô không?

Các tác động từ quá trình thực hiện tẩy nốt ruồi sẽ để lại vết thương vùng da. Vì vậy, sau khi tẩy nốt ruồi chế độ kiêng khem là điều vô cùng cần thiết.

Như đã chia sẻ, ngô thuộc nhóm thực phẩm có chứa nhiều chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe con người. Đặc biệt đối với các món ăn được chế biến từ ngô sẽ giúp thúc đẩy việc hồi phục của vết thương. Bởi trong ngô có chứa hàm lượng vitamin B cao giúp tái tạo tế bào phục hồi vết thương.

Vì vậy, sau khi tẩy nốt ruồi mọi người hoàn toàn có thể ăn ngô bình thường nhằm thúc đẩy quá trình hồi phục vết thương.

Tẩy nốt ruồi có được ăn ngô không

Những thực phẩm nên bổ sung sau khi tẩy nốt ruồi

Ngoài việc bổ sung ngô, sau khi tẩy nốt ruồi mọi người nên bổ sung các loại thực phẩm sau đây nhằm thúc đẩy quá trình hồi phục vết thương:

  • Các thực phẩm giàu vitamin C: cần thiết đóng vai trò lành da: Cam, quýt, cà chua, đu đủ, khoai tây..
  • Các thực phẩm giàu kẽm: các loại cây họ đậu, các loại hạt, ngũ cốc, hạt khô, có tác dụng làm lành vết thương, tăng sinh tế bào
  • Thực phẩm giàu Vitamin A: chữa lành vết thương, kích thích quá trình tổng hợp collagen. Thực phẩm giàu vitamin A: Bông cải xanh, khoai lang, các loại rau có màu xanh đậm, rau bina
  • Các thực phẩm giàu Vitamin E: hỗ trợ quá trình lành vết thương, giảm viêm nhiễm và hình thành sẹo trên da. Các thực phẩm giàu vitamin E như lúa mì, hạt hướng dương, quả phỉ..
  • Thực phẩm có chứa hàm lượng omega 3: bắp cải Brussel. Cải xoăn, rau bó xôi, cải xanh, súp lơ, rau bina, đậu Hà Lan giúp vết thương được lành nhanh chóng.

Xem thêm: Tẩy nốt ruồi có được ăn thịt chó không?

Mẹo chăm sóc sau khi tẩy nốt ruồi hiệu quả

Ngoài bổ sung những thực phẩm hỗ trợ trên thì chăm sóc cũng đóng vai trò quan trọng trong quá trình hồi phục của da. Dưới đây là một số mẹo chăm sóc da hiệu quả sau khi tẩy nốt ruồi.

  • Kiêng nước hay hóa chất chạm vào da trong 24h đầu
  • Vệ sinh xung quanh vùng da sau khi tẩy nốt ruồi.
  • Thoa kem dưỡng ẩm chứa thành phần kháng sinh.
  • Uống thuốc giảm đau theo chỉ định của bác sĩ.
  • Không sờ hay gãi, chà xát vào vết thương.
  • Bổ sung các thực phẩm nêu trên
  • Thay băng định kỳ 1- 2 lần/ ngày cho vết thương tối thiểu trong ngày
  • Bôi kem chống nắng tránh những tia UV gây ra thâm sạm.

chăm sóc sau khi tẩy nốt ruồi

Trên đây là những chia sẻ từ Bệnh viện Phẫu thuật Thẩm mỹ Thu Cúc về “tẩy nốt ruồi có được ăn ngô không”. Hy vọng sẽ mang đến những thông tin hữu ích cho mọi người. Để được tư vấn về dịch vụ và nhận thêm nhiều ưu đãi hấp dẫn, hãy gọi về số 1900.1920 để được tư vấn cụ thể!

THÔNG TIN LIÊN HỆ:

Cơ sở TP. HCM: 218 Điện Biên Phủ, Q.3. TPHCM

Website: https://thucucsaigon.vn/

Fanpage: https://www.facebook.com/thammythucuc.hcm/

Tổng đài: 1900 1920Hotline: 0964 080 999