Phỏng dầu ăn là một trong những tai nạn trong nhà bếp khá phổ biến. Dầu ăn khi đun sôi thường nóng lâu và gây tổn thương nặng, tuy nhiên nếu biết cách sơ cứu giúp giảm tổn thương đáng kể. Hãy “bỏ túi” ngày cách sơ cứu và chữa trị sẹo bỏng dầu ăn hiệu quả để đề phòng trường hợp bất trắc nhé.
Cách sơ cứu bỏng dầu ăn
Cách sơ cứu đúng cách khi bị bỏng dầu ăn giúp bạn xử lý nhanh chóng vết bỏng, làm giảm tổn thương và chữa trị bỏng đúng cách sẽ giúp vết thương nhanh lành hơn, giảm thiểu để lại những vết sẹo xấu xí, khó chữa trị.
Thông thường, nhìn vào vết bỏng chúng ta sẽ nhanh chóng phân lợi cấp độ bỏng và áp dụng cách xử lý khác nhau.
Cách phân biệt 3 cấp độ bỏng như sau:
- Bỏng độ 1 – Bỏng ở bề mặt: Đây là cấp độ bỏng có tổn thương nhẹ nhất, có dấu hiệu bỏng rát, đỏ giống như bị cháy nắng và có thể lành lại sau vài ngày.
- Bỏng độ 2 – Bỏng một phần da: Biểu hiện đó là lớp biểu bì và một phần lớp chân bì bị tổn thương, các túi nước phỏng được hình thành.
- Bỏng độ 3: Đây là mức nghiêm trọng nhất, khi toàn bộ lớp da dưới biểu bì đều bị tổn thương. Nếu không may bỏng ở cấp độ này, người bị bỏng cần đưa ngay nạn nhân tới bệnh viện để các bác sĩ kịp thời cấp cứu, tránh những tổn thương nghiêm trọng hơn.
Với trường hợp bỏng ở cấp độ 1 và 2, các bước sơ cứu khi bị bỏng dầu ăn như sau:
- Bước 1- Loại bỏ tác nhân gây bỏng: Bạn cần đưa nạn nhân tránh xa khu vực bị bỏng hoặc loại bỏ tác nhân gây bỏng, rồi cởi bỏ quần áo vùng bị bỏng.
- Bước 2- Làm mát vùng bỏng: Dùng nước sạch, mát ngâm rửa hoặc tưới rửa vùng da bị bỏng trong vòng 20 phút.
- Bước 3- Bôi kem, thuốc trị bỏng: Bạn dùng kem, thuốc trị bỏng chuyên dụng bôi nhẹ nhàng lên vùng da bị bỏng. Sau đó, bạn dùng gạc sạch băng nhẹ vết bỏng (băng lỏng, tránh buộc chặt gây đau rát). Hằng ngày rửa vết thương bằng nước muối sinh lý (bán ở tiệm thuốc tây) và thay băng, bôi thuốc trị bỏng đều đặn.
Cách chữa trị sẹo bỏng dầu ăn hiệu quả
Với trường hợp bỏng cấp độ 1, da có thể tự hồi phục tốt nên ít để lại sẹo. Nhưng với trường hợp bỏng ở cấp độ 2 và 3 có khả năng cao để lại nhiều dạng sẹo: sẹo lồi, sẹo căng,… Khi vết bỏng đã lành lặn và da bắt đầu hình thành sẹo non thì đây là thời điểm để trị sẹo.
Với các vết sẹo bỏng do dầu ăn rất khó có thể loại bỏ bằng những cách trị sẹo dân gian tại nhà như dùng nghệ tươi, nha đam,… vì tổn thương da khá nặng trong khi các nguyên liệu này hạn chế về độ thẩm thấu qua da.
Theo các bác sĩ da liễu, với các vết sẹo phỏng khó trị thì nên áp dụng các phương pháp trị sẹo thẩm mỹ như: tiểu phẫu thẩm mỹ loại bỏ sẹo dành cho những vết sẹo lồi, nặng, khó trị, hoặc dùng ép lạnh, tiêm trị sẹo. với những vết sẹo phỏng phẳng, sẹo lõm thì giải pháp trị sẹo bằng công nghệ Laser Fractional Co2, hoặc điều trị sẹo bằng công nghệ tế bào gốc PRP,…
Cách là sau khi lành vết bỏng, bạn nên dành thời gian đến trực tiếp các địa chỉ thẩm mỹ uy tín như Thu Cúc để được các bác sĩ thăm khám và tư vấn giải pháp hiệu quả nhất.
THÔNG TIN LIÊN HỆ:
Cơ sở TP. HCM: 218 Điện Biên Phủ, Q.3. TPHCM
Website: https://thucucsaigon.vn/
Fanpage: https://www.facebook.com/thammythucuc.hcm/
Tổng đài: 0934 451 900 – Hotline: 0904 434 888