Hậu phẫu thuật, nhiều người lo lắng và hoang mang khi gặp phải tình trạng nâng mũi bị đỏ đầu mũi. Vậy tình trạng trên có nguy hiểm không? Bài viết dưới đây của Bệnh viện Phẫu thuật Thẩm mỹ Thu Cúc sẽ giúp mọi người giải đáp thắc mắc trên

Tìm hiểu về tình trạng nâng mũi bị đỏ đầu mũi

  • Nâng mũi bị đỏ đầu mũi là hiện tượng khá phổ biến sau khi thực hiện phẫu thuật nâng mũi do mũi bị tác động trong quá trình phẫu thuật hoặc do cơ địa của mọi người không thích ứng với sụn nâng mũi. Tình trạng trên sẽ hết dần theo thời gian và không gây nguy hại nhiều đến cơ thể.
  • Tuy nhiên, với một số trường hợp thì biến chứng mũi bị đỏ đầu mũi có thể trở nên nghiêm trọng hơn bình thường. Lúc đó mọi người hãy tới cơ sở thẩm mỹ để được tư vấn và đưa phương án xử lý phù hợp nhất.

nâng mũi bị đỏ đầu mũi

Nguyên nhân gây ra đầu mũi bị đỏ sau khi nâng mũi

Những nguyên nhân gây nên tình trạng nâng mũi xong bị đỏ đầu mũi:

Đỏ đầu mũi do phản ứng khi chưa hồi phục

  • Đây là hiện tượng thường thấy ở đa số các ca phẫu thuật nâng mũi, do khi phẫu thuật sẽ tạo ra vết thương hở, các mao mạch máu bị căng lên, do đó xảy ra hiện tượng đầu mũi có xu hướng đỏ đậm hơn, hiện tượng này sẽ giảm sau vài ngày.
  • Sau quá trình phẫu thuật, vùng da ở đầu mũi xuất hiện vết thương hở. Vì vậy, hiện tượng đầu mũi có màu hồng đỏ đậm hơn là do các mao mạch máu bị căng lên.
  • Một lý do khác là khi đưa sụn nâng mũi vào thì phần da ở đầu mũi sẽ bị căng lên, thời điểm ban đầu chưa tương thích sẽ gây ra hiện tượng đỏ đầu mũi. tình trạng này có thể hết từ 7-10 ngày sau phẫu thuật

Đầu mũi bóng đỏ do gặp phải biến chứng

  • Hầu hết các biến chứng sau nâng mũi xảy ra đều xuất hiện tình trạng mũi đỏ kéo dài quá 2 tuần sau phẫu thuật, đây là biểu hiện của tình trạng mũi không tương thích với sụn, đào thải sụn nâng mũi.
  • Một lý do khác là do tay nghề bác sĩ kém, thiếu kinh nghiệm, sai sót trong quá trình phẫu thuật nên gây ra những biến chứng nâng mũi, từ đó xảy ra hiện tượng đỏ đầu mũi kéo dài
  • Tình trạng đầu mũi bóng đỏ có thể xảy ra khi thực hiện nâng mũi quá cao, làm lớp da đầu mũi không đàn hồi kịp.
  • Sau một thời gian biến chứng này còn có thể gây lộ sụn và lệch sống mũi, nặng hơn là xuất hiện chảy máu, sưng mủ, gây sốt và đau nhức.

hoại tử mũi

Nhiễm trùng khiến mũi bị đỏ sau nâng

  • Tình trạng nhiễm trùng vô cùng nguy hiểm do các vi khuẩn có cơ hội tấn công vào các vết thương hở.
  • Các tế bào tiểu cầu và bạch cầu không thể bảo vệ cơ thể trước số lượng vi khuẩn lớn, khiến mạch máu căng lên và vỡ ra, gây ra hiện tượng mũi đỏ và kéo dài, đây có thể là biểu hiện đầu của tình trạng mũi bị hoại tử,…
  • Tình trạng này rất nguy hiểm, cần phải đến cơ sở thẩm mỹ để khám kịp thời để kiểm tra và có hướng xử lý kịp thời.

Xem thêm: Hoại tử mũi: Nguyên nhân và cách khắc phục

Nâng mũi bị đỏ đầu mũi sau bao lâu thì hết

  • Thông thương sau nâng mũi thì đối với những người có cơ địa tốt thì tình trạng mũi đỏ sẽ hết sau 7-10 ngày, với những người có cơ địa giữ hơn thì thời gian hết đỏ mũi khoảng 2 tuần.
  • Với trường hợp sau 1-2 tháng mũi vẫn đỏ thì chắc hẳn là mũi đã xảy ra vấn đề sau khi phẫu thuật, lúc này mọi người cần đến cơ sở y tế hoặc gặp trực tiếp bác sĩ để có tể được tư vấn kịp thời.

Xem thêm: Nâng mũi bị sưng 1 bên có nguy hiểm không?

Cách khắc phục tình trạng đỏ đầu mũi sau khi nâng

Một số cách khắc phục mọi người có thể tham khảo để giảm bớt tình trạng trên:

Trường hợp mũi đỏ ít, không đau quá nhiều

  • Chườm nóng hoặc chườm lạnh: Sau khi phẫu thuật xong, mọi người có thể chườm nóng hoặc chườm lạnh để giảm bớt tình sung đau cũng như đỏ đầu mũi
  • Kiêng ăn uống, kiêng vận động: Bổ sung các loại hoa quả tốt cho da như đu đủ, lựu, oliu,… và kiêng những thực phẩm gây sẹo lồi sẹo thâm như: thịt bò, thịt gà, trứng,… Cùng với đó là tránh tác động vào mũi, tránh trường hợp tụ máu và gây đỏ đầu mũi.

chườm đá mũi

Trường hợp mũi đỏ nhiều, kéo dài nhiều ngày

  • Sử dụng thuốc: Đầu tiên bác sĩ sẽ kê đơn thuốc gồm thuốc giảm đau, thuốc chống phù nề, nếu tình trạng mũi đỏ không giảm thì sẽ tiến hành các biện pháp khác.
  • Tháo bỏ sụn nâng mũi: Một cách khác là mọi người có thể tháo sụn nâng mũi để khắc phục tình trạng đỏ đầu mũi
  • Lựa chọn loại sụn hợp lý: Nếu nguyên nhân đến từ sụn nâng mũi thì mọi người có thể lựa chọn sụn tự thân để thực hiện và dễ tương thích với cơ thể hơn

Xem thêm: Biến chứng nâng mũi

Kinh nghiệm chăm sóc sau để mũi không đỏ sau khi nâng mũi

Một số cách chăm sóc sau khi nâng mũi giúp hạn chế các biến chứng và nhanh hồi phục vết thương:

  • Từ ngày thứ 4 trở đi nên thực hiện chườm ấm để giảm sưng và thâm tím
  • Thực hiện kiêng khem theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ, kiêng ăn các loại thực phẩm dễ gây sẹo: rau muống, hải sản, thịt bò…
  • Không đeo kính, không tập thể thao trong ít nhất 4 tuần sau phẫu thuật
  • Không gãi, va chạm vào khu vực mới làm phẫu thuật vì có thể gây chảy máu, tụ máu
  • Sử dụng thuốc kháng sinh, giảm đau, chống phù nề, chống sẹo… theo chỉ định của bác sĩ
  • Tái khám đúng lịch hẹn của bác sĩ
  • Thay băng trong vòng 24h sau phẫu thuật
  • Tránh tiếp xúc trực tiếp ánh nắng mặt trời
  • Tránh để nước tiếp xúc với vùng phẫu thuật
  • Vệ sinh vết mổ và vùng mũi bằng gạc sạch và nước cất, bôi thuốc mỡ 2 lần/ngày (sáng và tối)
  • Chườm đá trong vòng 1 – 3 ngày đầu sau phẫu thuật để giúp giảm sưng tấy. Nên bọc đá bằng khăn sạch để tránh đá làm bỏng da
  • Không đi xông hơi trong ít nhất 4 tuần sau phẫu thuật

Phòng xông hơi

Trên đây là những chia sẻ của Bệnh viện Phẫu thuật Thẩm mỹ Thu Cúc về vấn đề nâng mũi bị đỏ đầu mũi, mong rằng bài viết sẽ đem lại thật nhiều thông tin hữu ích cho mọi người. Nếu như còn bất kỳ thắc mắc nào cần giải đáp, mọi người có thể liên hệ 19001920 hoặc đến Bệnh viện Phẫu thuật Thẩm mỹ Thu Cúc để được tư vấn chuẩn xác nhất.

THÔNG TIN LIÊN HỆ:

Cơ sở TP. HCM: 218 Điện Biên Phủ, Q.3. TPHCM

Website: https://thucucsaigon.vn/

Fanpage: https://www.facebook.com/thammythucuc.hcm/

Tổng đài: 0934 451 900Hotline: 0904 434 888