Để sở hữu làn môi lên màu đẹp tự nhiên, hài hòa với khuôn mặt, nhiều người đã tìm đến phương pháp thẩm mỹ phun môi. Tuy nhiên, sau khi phun môi, mọi người cần kiêng cữ thật khoa học để môi lên màu chuẩn và đẹp nhất. Vậy phun môi có ăn được bún đậu mắm tôm không? Bài viết dưới đây Bệnh viện Phẫu thuật Thẩm mỹ Thu Cúc sẽ giúp mọi người giải đáp thắc mắc trên.
Nội Dung Chính
Bún đậu mắm tôm là món ăn gì?
Bún đậu mắm tôm là món ăn phổ biến nhiều người ưa thích bởi hương vị truyền thống hòa quyện với sự thơm ngon đặc sắc. Thành phần chính gồm: bún tươi, đậu chiên, chả cốm, nem chua, dồi, đặc biệt hương vị đặc trưng của mắm tôm và ăn kèm với các loại rau thơm như tía tô, kinh giới, rau húng, xà lách,…
Chính bởi vì vậy, bún đậu mắm tôm là món ăn bình dân dễ khiến nhiều người mê mẩn.
Xăm, Phun môi có ăn được bún đậu mắm tôm không?
Đối với sức khỏe mọi người và mặt dinh dưỡng mắm tôm chứa nhiều sắt, DHA giúp phát triển trí não, cơ thể khỏe mạnh và ngăn các bệnh võng mạc. Bên cạnh đó, ăn mắm tôm còn phòng ngừa được một số bệnh như tim mạch, đột quỵ, tiểu đường.
Nhưng đối với người sau phun môi nên kiêng ăn bún đậu mắm tôm. Bởi, mắm tôm có chứa các thành phần chính được làm tôm, tép rất dễ gây kích ứng, dị ứng khiến môi bị ngứa ngáy và sưng tấy.
Những tác hại tiêu biểu từ việc ăn bún đậu mắm tôm ảnh hưởng tới vùng môi, mọi người cần lưu ý:
- Tính tanh của hải sản: Khiến miệng sưng nề và không lên màu chuẩn
- Vị mặn quá mức: Niêm mạc môi đang bị tổn thương, rất dễ gây ra hiện tượng châm chích, đau buốt và lở loét diện rộng.
- Nguồn vi khuẩn cao: Trường hợp ăn mắm sống còn bị hoại tử môi, thậm chí là ngộ độc.
- Dễ làm loang màu: Hoạt chất peptide mang tính kiềm cao, khiến mực loang màu, hiện tượng màu chỗ đậm chỗ nhạt.
Vì vậy, nhằm giúp vết thương vùng môi sau khi phun mau chóng hồi phục mọi người không nên ăn mắm tôm.
Xem thêm: Phun môi có ăn được bơ không?
Phun môi kiêng bún đậu mắm tôm bao lâu?
Mọi người nên kiêng bún đậu mắm tôm khoảng 5-10 ngày tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người, cũng như mức độ hồi phục của môi. Sau khi môi ổn định hơn, mọi người có thể ăn bún đậu mắm tôm lại như bình thường.
Nhằm đảm bảo cho quá trình lên màu môi, mọi người có thể ăn bún đậu bình thường nhưng không nên ăn mắm tôm khoảng 1 tháng.
Một số thực phẩm khác nên kiêng sau khi phun xăm môi
Ngoài việc kiêng ăn bún đậu, mọi người cần lưu ý kiêng ăn các loại thực phẩm sau nhằm tránh ảnh hưởng tới quá trình hồi phục vết thương sau phun môi:
- Thịt ngan, gà, vịt: là nguyên nhân khiến cho vết thương lâu lành và dễ để lại sẹo xấu trên da.
- Thịt bò, rau muống: dễ để lại sẹo lồi, thậm chí là mưng mủ, viêm, màu loang lổ không đều màu.
- Thực phẩm cay nóng, nhiều dầu mỡ ăn: dễ khiến đôi môi của mọi người lâu lành, dễ bị viêm nhiễm, sưng tấy, thậm chí là để lại sẹo.
- Các món ăn từ đồ nếp: xôi xéo, xôi lạc,, bánh khúc, bánh giò,… có tính nóng trong dễ gây mủ và sưng tấy hoặc nặng hơn nữa.
- Các loại hải sản: dễ gây kích ứng, dị ứng, ngứa ngáy ảnh hưởng xấu tới vùng môi sau khi phun.
- Rượu bia, thuốc lá, chất kích thích: làm mất tác dụng của thuốc và làm chảy máu khiến cho quá trình hồi phục diễn ra lâu hơn, màu lên không đều, thậm chí là xảy ra tình trạng vàng ố, thâm đen.
Chăm sóc môi sau khi phun xăm môi
Dưới đây là những lưu chăm sóc môi sau khi phun xăm môi để môi nhanh lên màu đẹp:
- Hạn chế đánh răng bằng bàn chải tránh tổn thương vùng môi hoặc ngừng hẳn đánh răng trong tuần đầu tiên, đợi môi đã bong tróc vảy hoàn toàn thì hãy dùng lại.
- Kiêng nước dính vào môi sau khi phun môi khoảng 7 – 10 ngày để hạn chế việc màu môi loang và cản trở đến quá trình hồi phục.
- Dùng bông hoặc tăm y tế kết hợp với nước muối sinh lý để vệ sinh miệng, môi khoảng 2-3 lần/ngày.
- Không tô son hay đánh phấn gần vùng môi khi môi chưa bong tróc vảy hoàn toàn.
- Ăn các đồ mềm trong 3 ngày đầu, sau đó thì chuyển sang ăn cơm nếu môi của mọi người vẫn ổn định thì vẫn có thể ăn cơm.
- Uống và ăn các loại hoa quả như dừa, cam, cà chua, cà rốt, chanh… chứa nhiều nước và nguồn Vitamin A + C giúp cho vùng môi chóng lành hơn.
- Khi ra ngoài đường đeo khẩu trang y tế để tránh ánh nắng và bụi bẩn bám vào môi.
- Khi môi bong tróc, tuyệt đối không lấy tay bóc da môi mà chỉ bôi kem dưỡng theo chỉ dẫn của chuyên viên.
Xem thêm: Phun môi có ăn được bún không?
Trên đây là những chia sẻ từ Bệnh viện Phẫu thuật Thẩm mỹ Thu Cúc về vấn đề phun môi có ăn được bún đậu mắm tôm không? Hy vọng bài viết mang lại đầy thông tin hữu ích giải đáp những thắc mắc của mọi người, cùng với đó là cách chăm sóc sau Phun môi nhanh hồi phục. Mọi thắc mắc xin liên hệ số hotline 1900.1920 để được tư vấn.
THÔNG TIN LIÊN HỆ:
Cơ sở TP. HCM: 218 Điện Biên Phủ, Q.3. TPHCM
Website: https://thucucsaigon.vn/
Fanpage: https://www.facebook.com/thammythucuc.hcm/
Tổng đài: 0934 451 900 – Hotline: 0904 434 888