Cua mang nhiều lợi ích tốt cho sức khỏe, một số ý kiến cho rằng “Sau khi tẩy nốt ruồi được phép ăn cua và không cần kiêng khem gì”. Vậy điều này có thực sự đúng? Sau khi tẩy nốt ruồi có được ăn cua không? Hôm nay Bệnh viện Phẫu thuật Thẩm mỹ Thu Cúc sẽ có những giải đáp chi tiết ngay trong bài viết này!

Tìm hiểu chung về cua

Giới thiệu về cua

Phân thứ bộ Cua là nhóm chứa loài động vật giáp xác, có thân rộng hơn bề dài, mai mềm, mười chân có khớp, hai chân trước của cua được tiến hóa thành hai càng, thịt được bọc bởi vỏ xương, phần bụng nằm bẹp bên dưới được che bởi ngực, đầu và thân nối liền nhau, có một khối lớp mai bọc bên ngoài. Động vật dạng cua thường sống nhiều tại các vùng biển, đại dương. Bên cạnh đó thì cũng có một số loài của sống tại đồng ruộng, sông, suối và một số loài sống trên cạn. Tại Việt Nam ước tính có khoảng gần 6.800 loài.

con cua

Giá trị dinh dưỡng có trong cua

Trong 100g cua có chứa các thành phần dinh dưỡng cụ thể như sau:

  • Calo (kcal) 97
  • Lipid 1,5 g
  • Chất béo bão hoà 0,1 g
  • Cholesterol 53 mg
  • Natri 1.072 mg
  • Kali 262 mg
  • Protein 19 g
  • Vitamin C 7,6 mg
  • Calci    59 mg
  • Sắt    0,8 mg
  • Vitamin B6    0,2 mg
  • Vitamin B12    11,5 µg
  • Magnesi    63 mg

Tẩy nốt ruồi có được ăn cua không?

Như đã chia sẻ ở trên, các món ăn được chế biến tôm có chứa hàm lượng dinh dưỡng cao được nhiều người lựa chọn trong thực đơn ăn uống hàng ngày.

Tuy nhiên, tôm có chứa hàm lượng đạm cao  ảnh hưởng xấu tới vết thương hở dễ gây ngứa ngáy, là nguyên nhân chính gây ra lở loét, sẹo, thâm

Chính vì vậy, sau khi thực hiện tẩy nốt ruồi mọi người nên kiêng ăn cua một thời gian nhằm tránh ảnh hưởng tới quá trình hồi phục.

Xem thêm: Tẩy nốt ruồi có được ăn thịt dê không?

tẩy nốt ruồi có được ăn cua không

Tẩy nốt ruồi kiêng ăn cua bao lâu?

Thực tế sau khi tẩy nốt ruồi nên kiêng ăn cua ít nhất 1 tháng. Để vết thương phục hồi trở lại, việc ăn cua vào thời điểm da chưa lành sẽ khiến vết thương trở nên ngứa ngáy, khó chịu và hình thành sẹo lồi.

Lỡ ăn phải cua rồi thì phải làm sao?

Nếu lỡ ăn cua thì mọi người nên theo dõi tiến trình lành vết thương. Bôi kem dưỡng ẩm có thành phần kháng sinh giúp vết thương mau lành và chống viêm nhiễm. Sau 1 tuần bôi kem trị sẹo kích thích da tái tạo các mô, cơ.

Bên cạnh đó, bổ sung các loại hoa quả hoặc nước em có thành phần vitamin C, vitamin A, kẽm.. để vết thương được phục hồi hiệu quả hơn.

Những thực phẩm khác cần kiêng khem sau khi tẩy nốt ruồi

Ngoài kiêng ăn cua, sau khi tẩy nốt ruồi mọi người nên kiêng khem các loại thực phẩm sau nhằm tránh gây ảnh hưởng xấu tới vết thương:

Thịt bò

Tuy thịt bò chứa nhiều dưỡng chất giúp phục hồi cho cơ thể, nhưng đối với những vết thương hở thịt bò sẽ hình thành sẹo thâm vĩnh viễn, khó có thể cải thiện lại bằng các phương pháp thông thường.

Rau muống

Rau muống làm tăng sinh các sợi collagen một cách mạnh mẽ, tuy nhiên các sợi này lại không đồng nhất và theo trật tự, tạo nên các mô xơ cứng, chồng chéo lên nhau, gây nên hiện tượng sẹo lồi.

Xem thêm: Tẩy nốt ruồi có được ăn đồ nếp không?

rau muống

Đồ nếp

Các món ăn được làm từ đồ nếp thường có tính nóng, đối với những vết thương hở sẽ gây nên hiện tượng sưng nhức và mưng mủ, khiến cho vết thương bị viêm nhiễm, lâu lành và để lại sẹo.

Thịt gia cầm

Tất cả các loại thịt gia cầm bao gồm gà, ngan, ngỗng, vịt, chim.. Sẽ khiến cảm giác ngứa ngáy tăng lên, gây ra hiện tượng viêm nhiễm, rất dễ để lại sẹo trên da.

Các loại trứng

Trứng cũng sản sinh nhiều mô sợi collagen, tất cả các loại trứng sẽ khiến vết thương kéo da non liên tục, tạo nên những vết sẹo lồi, khi lành thường có màu loang trắng.

Hải sản

Tuy hải sản chứa rất nhiều chất dinh dưỡng nhưng không phải lúc nào cũng thích hợp để dung nạp vào cơ thể, khi vết thương chưa lành sẽ khiến cảm giác ngứa ngáy tăng lên và mưng mủ, lâu phục hồi, hải sản sẽ sản sinh các mô sợi collagen gây ra những vết sẹo lồi.

Chất kích thích

Bất kỳ loại chất kích thích nào cũng sẽ khiến vết thương bị tách ra và chảy máu. Tuyệt đối tránh xa tất cả các chất kích thích như rượu bia, thuốc lá, thuốc làm loãng máu.

chất kích thích

Cách chăm sóc sau khi tẩy nốt ruồi hiệu quả

Dưới đây là những cách chăm sóc sau khi tẩy nốt ruồi hiệu quả.

  • Thực hiện chế độ chăm sóc theo đúng chỉ định của bác sĩ.
  • 24h đầu tiên tránh tiếp xúc với nước hay hóa chất.
  • Vệ sinh vùng da xung quanh vết thương bằng nước muối sinh lý
  • Luôn giữ cho vết thương khô thoáng và sạch sẽ.
  • Không chạm tay hay cạy vết thương.
  • Thay băng định kỳ tối thiểu 1 – 2 lần/ngày
  • Bôi kem dưỡng ẩm kháng khuẩn, có chứa kháng sinh.
  • Sử dụng thuốc giảm đau theo chỉ định của bác sĩ
  • Kiêng những món ăn hình thành sẹo.
  • Bôi  kem chống nắng tránh những tia UV gây ra thâm sạm cho da.

chăm sóc da sau khi tẩy nốt ruồi

Trên đây là những chia sẻ từ Bệnh viện Phẫu thuật Thẩm mỹ Thu Cúc về “Tẩy nốt ruồi có được ăn cua không”. Hy vọng sẽ mang đến những thông tin hữu ích cho mọi người. Để được tư vấn về dịch vụ và nhận thêm nhiều ưu đãi hấp dẫn, hãy gọi về số 1900.1920 để được tư vấn cụ thể!

THÔNG TIN LIÊN HỆ:

Cơ sở TP. HCM: 218 Điện Biên Phủ, Q.3. TPHCM

Website: https://thucucsaigon.vn/

Fanpage: https://www.facebook.com/thammythucuc.hcm/

Tổng đài: 1900 1920Hotline: 0904 434 888