Nội Dung Chính
- 1 Viêm nang lông là gì? Triệu chứng của viêm nang lông
- 2 Nguyên nhân gây ra tình trạng viêm nang lông
- 3 Các loại viêm nang lông
- 4 Các vị trí viêm nang lông thường gặp
- 5 Cách điều trị tình trạng viêm nang lông
- 6 Biến chứng viêm nang lông có thể gặp?
- 7 Khi nào cần gặp bác sĩ
- 8 Giải pháp phòng ngừa viêm nang lông
Viêm nang lông là gì? Triệu chứng của viêm nang lông
Viêm nang lông là tình trạng viêm nhiễm ảnh hưởng đến một hoặc nhiều nang lông. Tình trạng này có thể xuất hiện ở bất kỳ vị trí nào trên da, kể cả vùng da đầu nhưng phổ biến nhất phải kể đến vị trí vai, đùi, lưng, nách, cổ và mông.
Triệu chứng của viêm nang lông là mụn mủ, các sẩn, vảy tiết ở cổ nang lông, ngứa ở vùng da bị viêm. Tiếp theo đó, vùng da bị viêm sần sùi nổi đỏ, không thể mọc ra ngoài mà xoắn vào bên trong, gây nên tình trạng ngứa ngáy ở vùng nang lông. Những nốt đỏ mọc quanh vùng da viêm dù không lớn nhưng dày đặc đã gây nên tình trạng mất thẩm mỹ và ảnh hưởng trực tiếp đến sinh hoạt bệnh nhân.
Nguyên nhân gây ra tình trạng viêm nang lông
Những nguyên nhân gây ra tình trạng viêm nang lông bao gồm: nguyên nhân từ bên trong và bên ngoài cơ thể. Cụ thể:
Nguyên nhân từ bên trong
- Tuyến dầu hoạt động rối loạn: Tuyến dầu nhờn khi hoạt động quá mức sẽ gây nên tình trạng bít tắc, làm kín nang lông, cản trợ các sợi lông phát triển. Do tốc độ tế bào mới thay thế tăng bất thường nhưng không được bài tiết lên da, chúng tích tụ trong nang lông và gây viêm.
- Mật độ axit bị mất cân bằng: Làm tốc độ mất nước ở da ngày càng tăng cao, tạo nên môi trường lý tưởng cho vi khuẩn được phát triển mạnh mẽ, gây viêm nhiễm vùng nang lông.
- Mắc một vài bệnh lý: Rối loạn thần kinh, suy giảm sức đề kháng, đường tiêu hóa gặp vấn đề, tiểu đường,…
Nguyên nhân từ bên ngoài
Biểu hiện lâm sàng và những nguyên nhân gây viêm nang lông gồm có:
- Viêm nang lông vùng râu: Do tụ cầu trùng vàng, nấm sợ, vi khuẩn gram âm, virus herpes gây tổn thương da. Bệnh thường sẽ khó điều trị, tái phát nhiều lần.
- Viêm nang lông vùng mặt: Do tụ cầu, vi khuẩn gram âm, trứng cá bội nhiễm ở khu vực nang lông.
- Viêm nang lông vùng gáy và da đầu: Do nấm sợi và tụ cầu trùng
- Viêm nang lông chân: Xuất hiện nhiều ở phụ nữ có thói quen wax lông chân hoặc cạo lông.
Các loại viêm nang lông
Dưới đây là những loại viêm nang lông phổ biến:
Viêm nang lông do tụ cầu vàng
Do vi khuẩn Staphylococcus aureus gây nhiễm trùng nang lông, khiến da xuất hiện mụn nhỏ chứa nhiều mủ màu trắng hoặc đỏ. Nếu được chăm sóc tốt bệnh sẽ chuyển biến tốt hơn trong vài ngày tiếp theo. Nhưng trong trường hợp viêm nang lông do tụ cầu vàng mạn tính cần được điều trị bởi những bác sĩ chuyên gia về da liễu.
Viêm nang lông do Pseudomonas aeruginosa
Pseudomonas aeruginosa được biết đến là một loại vi khuẩn phát triển cực kỳ mạnh trong nước nóng, chúng có mặt trong bồn tắm nước nóng, cầu trượt nước,…Vi khuẩn có thể lây nhiễm trực tiếp sang nang lông và gây nên tình trạng phát ban. Vết phát ban tương đồng như phát ban do loài tụ cầu gây nên, đôi khi tạo cảm giác ngứa ngáy, khó chịu.
Pseudofolliculitis barbae
Đây còn được gọi với một cái tên khác là viêm da do dao cạo, thường xảy ra ở vùng có râu. Sau khi râu đã được loại bỏ bằng rau cạo, các sợi râu sẽ bị cạo sát da và có thể mọc ngược, gây kích ứng.
Viêm nang lông do Malassezia
Một họ nấm men thường xuất hiện ở trên da. Khi Malassezia xâm nhập vào những nang lông, gây nên tình trạng ngứa ngáy như mụn trứng cá. Nó thường xuyên xuất hiện ở lưng và ngực trên. Viêm nang lông do vi khuẩn này sẽ nặng hơn khi cơ thể tiết ra nhiều mồ hôi.
Sycosis barbae
Đây là một dạng viêm nang lông nghiêm trọng, có khả năng để lại sẹo. Sycosis barbae khiến cho phần nang lông bị nhiễm trùng, hình thành nên mụn mủ lớn có màu đỏ. Khi bị loại viêm nang lông này, mọi người cần đến gặp bác sĩ để được tư vấn và đưa ra cách thức điều trị phù hợp.
Viêm nang lông do vi khuẩn gram âm
Bệnh này có thể xuất hiện sau khi mọi người sử dụng kháng sinh trong khoảng thời gian dài để điều trị mụn trứng cá. Theo thời gian, vi khuẩn kháng thuốc sẽ phát triển và nhân lên, từ đó khiến tình trạng mụn ngày càng nặng hơn.
Nhọt cụm
Tình trạng nhọt cụm hình thành khi một vài nhọt xuất hiện ở cùng một vị trí. Bởi đây là sự kết hợp của rất nhiều nang lông có kích thước lớn bị nhiễm trùng. Một vài trường hợp cần được điều trị bằng thuốc hoặc thủ thuật y học để giải quyết những ổ viêm.
Nhọt
Mụn nhọt sẽ xảy ra khi nang lông bị nhiễm trùng sâu. Nhọt thường mềm, đỏ và đau, nổi lên sau vài ngày và có thể hình thành sẹo xấu. Trong nhiều trường hợp bị nhọt nặng cần sử dụng đến thuốc và thủ thuật y học để rạch mủ và điều trị.
Viêm nang lông tăng bạch cầu ái toan
Thường thấy ở những người bị ức chế hệ miễn dịch hoặc ở trẻ sơ sinh. Bệnh viêm nang lông tăng bạch cầu ái toan không mang tính chất truyền nhiễm. Biểu hiệu của bệnh là mụn ngứa, thường xuất hiện ở cánh tay trên, vai, cổ và trán. Bệnh hoàn toàn có thể tự khỏi mà không cần chữa trị, tuy nhiên chúng có thể tái phát nhiều lần.
Các vị trí viêm nang lông thường gặp
Những vị trí viêm nang lông thường gặp phải kể đến như sau:
Viêm nang lông trên mặt
Viêm nang lông trên mặt thường do nhiều nguyên nhân khác nhau như vi khuẩn mủ xanh, tụ cầu vàng, nấm,…khiến da nổi mụn đầu trắng, mụn đỏ, mụn đầu đen, ngứa da, da sần sùi, lông mọc ngực và xoắn vào bên trong.
Viêm nang lông thường không để lại sẹo xấu nhưng chúng có thể để lại vết thâm. Nếu viêm nặng nề sẽ dễ gây nên tình trạng nhiễm trùng sâu, mụn nhọt hoặc áp xe. khi bị áp xe sẽ gây nên sự tổn thương ở tuyến bã nhờn và để lại sẹo xấu sau khi khỏi bệnh.
Viêm nang lông vùng kín
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng viêm nang lông vùng kín, cụ thể:
- Vệ sinh vùng kín sai cách: Vùng kín không được giữ sạch sẽ, vi khuẩn có thể tấn công vào lỗ chân lông, gây viêm nang lông
- Tẩy lông vùng kín: Tẩy lông không cẩn thận hoặc áp dụng phương pháp điều trị không đúng có thể gây viêm và làm tổn thương nang lông.
- Lớp sừng trên da quá dày: Da chết tích tụ quá nhiều có thể gây ra tình trạng viêm nang lông và tắc nghẽn lỗ chân lông.
- Do cơ địa: Cơ địa mỗi người có thể khiến tuyến bã nhờn ở nang lông vùng kín hoạt động mạnh mẽ hơn và gia tăng nguy cơ bị viêm nang lông.
- Dị ứng với sản phẩm chăm sóc vùng kín: Những sản phẩm chăm sóc và đồ lót không phù hợp có thể gây nên tình trạng kích ứng và dẫn đến viêm nang lông.
Viêm nang lông da đầu
Viêm nang lông da đầu là một bệnh tương đối phổ biến xuất hiện ở người có da dầu, làm việc ở trong môi trường nóng ẩm, ô nhiễm. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này chủ yếu là do vi khuẩn gram âm, nấm Trichophyton, tụ cầu vàng.
Biểu hiện của viêm nang lông da đầu thường là nổi sần nhỏ như hạt kê ở chân tóc, có vảy và gây nên tình trạng ngứa da, chúng xuất hiện nhiều ở hai bên tóc mai và gáy.
Nếu phát hiện các dấu hiệu viêm nang lông da đầu thì mọi người cần lưu ý vệ sinh da đầu cẩn thận, sạch sẽ, không được gãi ngứa. Trường hợp bệnh trở nặng thì cần tham khảo ý kiến bác sĩ để được điều trị kịp thời.
Viêm nang lông vùng lưng
Viêm nang lông vùng lưng thường xuất hiện do tụ cầu, vi khuẩn xâm nhập vào nang lông gây ra. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này thường do:
- Bẩm sinh
- Tẩy lông hoặc cạo lông sai cách
- Nhiễm khuẩn hoặc dị ứng
- Vệ sinh cá nhân không đúng cách
- Mặc áo không có khả năng thấm hút, chất liệu thô cứng
Cách điều trị tình trạng viêm nang lông
Cách điều trị tình trạng viêm nang lông được phân loại như sau:
Sử dụng thuốc đặc trị
Tùy vào mức độ viêm mà bác sĩ sẽ kê đơn thuốc đặc trị phù hợp. Một số loại thuốc thường được sử dụng gồm có:
- Thuốc sát khuẩn: Povidone-iodine, Chlorhexidine, Hexamidine
- Thuốc kháng sinh: Amoxicillin/Acid Clavulanic
- Kem bôi ngoài da: Neomycin, Erythromycin, Mupirocin
- Thuốc chống nấm: Clotrimazole, Fluconazole, Ketoconazole
Can thiệp bằng Laser
Laser được ứng dụng điều trị viêm nang lông bằng cách sử dụng tia laser để phá hủy những nang lông và làm tóc và lông ở một số vùng da nhất định không thể mọc lại trong thời gian dài.
Tuy nhiên, phương pháp này cần cân nhắc kỹ lưỡng trước khi lựa chọn vì nó có thể khiến da bị kích ứng nặng, đặc biệt là người có làn da nhạy cảm.
Thực hiện tiểu phẫu
Đối với những người bị viêm nang lông có mụn nhọt thì bác sĩ hoàn toàn có thể rạch và dẫn lưu mủ để làm sạch. Tuy không phải tất cả trường hợp mụn nhọt đều cần trích mủ, nhưng khi nhọt lớn, mềm và chứa đầy mủ thì có thể nhìn thấy được, mọi người nên đến bệnh viện uy tín để thực hiện tiểu phẫu.
Biến chứng viêm nang lông có thể gặp?
Viêm nang lông là một trong những bệnh da liễu tương đối phổ biến và có thể dễ dàng điều trị. Tuy nhiên, nếu mọi người để tình trạng này xảy ra trong khoảng thời gian dài, không tìm cách xử lý sẽ để lại một số biến chứng như:
- Tái phát nhiễm khuẩn nhiều lần
- Nhiễm khuẩn bị lan rộng, thậm chí có thể bị hoại tử làn da
- Tóc rụng nhiều, phá hủy nang tóc và tóc rất khó để mọc lại
- Rối loạn sắc tố da, khiến da không đều màu
- Mụn vỡ và gây nên sẹo xấu
Khi nào cần gặp bác sĩ
Mọi người cần đến gặp bác sĩ ngay khi nhận ra tình trạng viêm nhiễm đã lan rộng, biểu hiện như:
- Ớn lạnh, sốt, có cảm giác khó chịu
- Sưng viêm nặng nề, đau nhức, nốt mụn ửng đỏ
- Xuất hiện thêm những triệu chứng như phát ban liên tục, mụn nhọt, mưng mủ
Giải pháp phòng ngừa viêm nang lông
Cuối cùng là những giải pháp phòng ngừa viêm nang lông mà mọi người cần lưu ý:
- Ăn nhiều rau xanh, uống đủ nước, ăn nhiều củ quả tươi để cung cấp đầy đủ dưỡng chất giúp làn da trở nên khỏe mạnh
- Vệ sinh cá nhân mỗi ngày thật sạch sẽ tránh để tình trạng da tiết quá nhiều dầu nhờn, phòng tránh viêm nang lông
- Luôn bảo vệ làn da tốt nhất trước những loại chế phẩm vệ sinh hay hóa chất có thành phần tẩy rửa mạnh
- Không đội mũ nón hay mặc đồ quá chật
- Chọn trang phục thoải mái, ưu tiên đồ làm từ chất liệu cotton
- Tránh dùng chung khăn tắm hoặc đồ dùng cá nhân
- Hạn chế cạo lông tối đa nhất có thể
- Tránh sử dụng những sản phẩm có khả năng tăng tiết dầu trên da
Bài viết là toàn bộ những thông tin liên quan đến vấn đề viêm nang lông. Hy vọng, những chia sẻ trên của chúng tôi có thể giúp mọi người hiểu rõ hơn trước khi quyết định bất kỳ một phương pháp thẩm mỹ nào. Để nhận được sự tư vấn về dịch vụ và những chương trình ưu đãi hấp dẫn, hãy liên hệ đến số Hotline: 1900.1920 ngay hôm nay.
THÔNG TIN LIÊN HỆ:
Cơ sở TP. HCM: 218 Điện Biên Phủ, Q.3. TPHCM
Website: https://thucucsaigon.vn/
Fanpage: https://www.facebook.com/thammythucuc.hcm/
Tổng đài: 0934 451 900 – Hotline: 0904 434 888