Tụ dịch mũi sau nâng là một biến chứng nhỏ có thể xuất hiện sau khi thẩm mỹ nâng mũi. Chính vì thế, mọi người cần tìm hiểu nguyên nhân gây ra và đưa ra phương pháp khắc phục triệt để, tránh gây hại đến sức khỏe và dáng mũi sau này. Hãy cùng Bệnh viện Phẫu thuật Thẩm mỹ Thu Cúc tìm hiểu ngay sau đây.

Tụ dịch mũi sau nâng là như thế nào?

Tụ dịch mũi sau nâng là một trong những hiện tượng bị tích tụ chất lỏng ở phần bên dưới da, gần khu vực vết mổ. Hiện tượng này là điều bình thường bởi trong suốt quá trình phẫu thuật, các mạch máu có thể bị vỡ và chảy ra những vùng xung quanh, từ đó xuất hiện chất dịch chảy sau khi thẩm mỹ. 

Đây là một biến chứng khá nhỏ tuy nhiên mọi người cũng không nên chủ quan vì nếu tình trạng đó kéo dài thì cũng có thể gặp nhiều biến chứng khác nguy hiểm hơn rất nhiều như: sưng đỏ, nhiễm trùng vết thương,….

Tụ dịch mũi sau nâng

Bị tụ dịch mũi sau nâng là bình thường hay bất thường?

Đây là một trong những phản ứng tự nhiên của cơ thể khi có những tác động xâm lấn từ bên ngoài. Thực chất tình trạng này xảy ra là do trong quá trình chỉnh sửa, bóc tách cấu trúc,…đã gây nên những tổn thương ở mô mềm và mạch bạch tuyết xung quanh. Lúc này, cơ thể sẽ tạo nên một loại chất lỏng để kháng viêm.

Chỉ sau một khoảng thời gian ngắn, dịch lỏng đó sẽ phát triển thành túi lớn và tích tụ huyết thanh màu trắng hoặc vàng gây nên tình trạng đau sưng sau phẫu thuật nâng mũi.

Tình trạng tụ dịch này thường sẽ xuất hiện vào khoảng từ 1 – 2 ngày đầu và giảm dần trong khoảng 7 – 10 ngày tiếp theo nếu chăm sóc tốt. Còn đối với những người có cơ địa khó lành thì nó sẽ giảm dần trong khoảng từ 14 – 21 ngày. 

Dấu hiệu nhận biết bị tụ dịch mũi sau nâng

Dưới đây là những dấu hiệu nhận biết tình trạng bị tụ dịch mũi sau nâng mọi người cần phải nắm rõ. Cụ thể:

Mũi bị sưng to, bầm tím

Chính bởi sự hình thành u và túi chứa dịch ở phần bên dưới của lớp biểu bì nên vùng da ở xung quanh vết thương đó có thể bị tấy đỏ, sưng phù và gia tăng cảm giác bị nóng căng.

Những vết thương đó đôi khi sẽ có màu nâu hoặc màu đỏ do đã bị lẫn cùng với những tế bào hồng cầu và tràn ra ngoài khi thành mạch đã bị gãy. Chính bởi thế, bầm tím sẽ luôn đi kèm với sưng to.

Mùi hôi khó chịu trong mũi

Về y khoa, những vết sưng viêm chúng là nơi của những tế bào và mô bị chết. Vậy nên, chúng sẽ trải qua quá trình bị thoái hóa và dần dần tiêu biến, khiến xuất hiện mùi hôi khó chịu trong mũi.

Xuất hiện những cơn đau tăng dần theo từng cấp độ

Một trong những dấu hiệu không thể bỏ qua đó là xuất hiện những cơn đau tăng dần ở vùng mũi. Nhưng nếu như mọi người cảm thấy xuất hiện càng dày đặc và cảm thấy ngày càng khó thở hơn thì có thể đó chính là sự cảnh báo chiếc mũi có nguy cơ nhiễm trùng cao.

Xem thêm: Nâng mũi bị tụt sụn

Dấu hiệu nhận biết bị tụ dịch mũi sau nâng

Dịch vàng chảy ra từ mũi

Trong thời gian đầu, vết thương không được lành hẳn, các chất dịch có thể bị ứ đọng và tràn ra bên ngoài. Do vậy, bạn không được chủ quan khi gặp phải vấn đề này.

Ngoài ra, đây còn là một trong những tín hiệu của sự nhiễm trùng ảnh hưởng xấu đến sức khỏe người bệnh cũng như dáng mũi ở sau này.

Nguyên nhân gây ứ dịch sau nâng mũi?

Sau khi đã tìm hiểu về những dấu hiệu, dưới đây sẽ là những nguyên nhân dẫn đến tình trạng bị tụ dịch mũi sau nâng. Cụ thể:

Do cơ địa của mỗi người

Sau nâng mũi bị tụ dịch thường là những phản ứng cơ bản của cơ thể nhằm bảo vệ những tế bào ở bên trong mũi. Mỗi người sẽ có khả năng chống viêm khác nhau nên tốc độ làm lành vết thương cũng không giống nhau. Nếu hệ miễn dịch tốt, bổ sung nhiều chất dinh dưỡng cho cơ thể hơn thì có thể giúp vết thương nhanh được hồi phục.

Tay nghề bác sĩ thực hiện

Tay nghề bác sĩ thực hiện ảnh hưởng rất nhiều đến kết quả thẩm mỹ mũi. Vì thế, nếu như tay nghề bác sĩ còn kém và thiếu mức độ chính xác có thể khiến mũi bị tổn thương mô mềm, dễ bị tụ dịch mũi sau nâng.

Cách chăm sóc tại nhà không chuẩn khoa học

Chăm sóc vết thương càng khoa học thì thời gian phục hồi sẽ càng nhanh chóng. Ngược lại, nếu chăm sóc không chuẩn khoa học sẽ khiến vết thương lâu phục hồi, thậm chí có thể xuất hiện những biến chứng không mong muốn. Do vậy, mọi người cần phải chủ động hơn trong vấn đề vệ sinh khử khuẩn, thay đổi chế độ dinh dưỡng hàng ngày theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ thực hiện. Tuyệt đối không dùng những loại thuốc ở bên ngoài đơn đã được kê nhằm tránh những tác dụng phụ.

Xem thêm: Nâng mũi bị viêm

Nguyên nhân gây ứ dịch sau nâng mũi

Sau nâng mũi bao lâu thì hết dịch?

Mọi người sẽ thấy được dấu hiệu bị tụ dịch mũi sau nâng sẽ biến mất khoảng từ 1 tuần. Nếu trong khoảng thời gian đó, mọi người có chế độ nghỉ ngơi, sinh hoạt hợp lý, chăm sóc đúng cách thì thời gian mũi hết dịch còn có thể ngắn hơn.

Còn nếu sau khoảng 10 ngày, mọi người vẫn không thấy mũi không có dấu hiệu giảm rỉ dịch thì có lẽ cần phải đến gặp bác sĩ ngay để tìm ra cách khắc phục nhanh chóng và triệt để nhất.

Cách xử lý tình trạng tụ dịch sau nâng mũi hiệu quả

Một số cách xử lý bị tụ dịch sau nâng mũi hiệu quả có thể tham khảo như sau:

Vệ sinh mũi luôn sạch sẽ, khô thoáng

Sau khi nâng mũi 1 ngày, mọi người cần phải thay băng khoảng từ 2 – 3 lần/ngày. Trước khi thay thì nên sử dụng nước muối sinh lý để có thể vệ sinh vùng mũi caant thận, tránh bị tích tụ vi khuẩn, bụi bẩn. Lưu ý không nên chà mạnh tay vì sẽ gây tổn thương đến khu vực da mũi.

Sử dụng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ

Bác sĩ thực hiện thẩm mỹ sẽ hiểu rõ nhất về tình trạng mũi hiện tại của mọi người nên có thể kê đơn thuốc phù hợp nhất. Một số loại thuốc kháng sinh, giảm sưng thì cần phải uống đúng với liều lượng đã chỉ định, nếu cảm thấy không hết sưng viêm thì hãy nhanh chóng đến gặp bác sĩ để được thăm khám kịp thời.

Không nên tác động mạnh, chạm tay vào mũi

Tay là bộ phận để lại nhiều vi khuẩn nên sau khi nâng mũi mọi người cần hạn chế việc chạm tay vào khu vực phẫu thuật để tránh sự xâm nhập tối đa của vi khuẩn gây hại. Không chỉ dừng lại ở đó, nếu mọi người tự ý chạm tay hoặc tác động mạnh vào mũi có thể khiến mũi bị gãy hoặc lệch gây mất thẩm mỹ.

không nên chạm tay vào mũi sau nâng

Chườm lạnh và ấm quanh vùng mũi

Trong những ngày đầu mới nâng mũi, mọi người nên chườm lạnh để giảm đau, sưng. Tiếp theo đó sẽ chuyển sang chườm ấm để loại bỏ những vết bầm tím xuất hiện trên mũi.

Chú ý, khi chườm mọi người nên dùng loại khăn bông dày và kiểm tra nhiệt độ trước khi thực hiện.

Hút dịch sau nâng mũi

Hút dịch sau nâng mũi là một trong những phương pháp đem đến hiệu quả nhanh chóng khi mũi có tình trạng bị tụ dịch sau nâng. Đây là một giải pháp được nhiều lựa chọn sau khi đã áp dụng những phương pháp chăm sóc tại nhà nhưng không đạt hiệu quả.

Thực hiện chế độ dinh dưỡng khoa học

Thực hiện chế độ dinh dưỡng khoa học sẽ giúp tăng cường khả năng tuần hoàn máu và đẩy nhanh quá trình phục hồi vết thương. Đồng thời việc bổ sung một chế độ dinh dưỡng tốt sẽ giúp nhanh chóng xóa tan đi những khối tụ dịch bị ứ đọng bên trong khoang mũi.

Khi nào cần gặp bác sĩ

Những trường hợp cần gặp bác sĩ ngay lập tức để được khắc phục nhanh chóng và triệt để cụ thể như sau:

  • Vết thương sau nâng mũi bị sưng và bầm tím nhưng không có dấu hiệu thuyên giảm
  • Mũi bị chảy dịch nước trong thời gian dài
  • Mũi có hiện tượng viêm nhiễm, tổn thương và để lại mùi khó chịu
  • Mũi có cảm giác đau tức, khó thở 
  • Đầu mũi có dấu hiệu sưng tấy và bóng đỏ
  • Sưng đau kéo dài với cường độ và tần suất ngày càng lớn.

khi nào cần gặp bác sĩ

Trên đây là những chia sẻ từ Bệnh viện Phẫu thuật Thẩm mỹ Thu Cúc về thắc mắc “tụ dịch mũi sau nâng”. Hy vọng sẽ mang đến những thông tin hữu ích cho mọi người. Để được tư vấn về dịch vụ và nhận thêm nhiều ưu đãi hấp dẫn, hãy gọi về số 1900.1920 để được tư vấn cụ thể!

THÔNG TIN LIÊN HỆ:

Cơ sở TP. HCM: 218 Điện Biên Phủ, Q.3. TPHCM

Website: https://thucucsaigon.vn/

Fanpage: https://www.facebook.com/thammythucuc.hcm/

Tổng đài: 0934 451 900Hotline: 0904 434 888