Biến chứng khi độn cằm là một trong những tình huống đáng báo động cho phương pháp thẩm mỹ này. Vậy nguyên nhân dẫn đến tình trạng này và cách xử lý hiệu quả ra sao. Hãy cùng Bệnh viện Phẫu thuật Thẩm mỹ Thu Cúc tìm hiểu chi tiết ngay sau đây.

Độn cằm có để lại biến chứng không?

Hiện nay, có thể thấy bất kỳ phương pháp thẩm mỹ nào cũng có thể xảy ra những rủi ro, biến chứng và độn cằm cũng không ngoại lệ. Những biến chứng khi độn cằm là hiện tượng khá bình thường tuy nhiên vẫn khiến nhiều khách hàng cảm thấy lo lắng, hoang mang.

biến chứng khi độn cằm

Biến chứng khi độn cằm có thể xảy ra

Những biến chứng khi độn cằm có thể xảy ra như: tụ máu, bầm tím, sẹo xấu, nhiễm trùng,….Chúng ta sẽ tìm hiểu cụ thể về những biến chứng đó như sau:

Tụ máu, bầm tím

Sau khi thực hiện động cằm, biến chứng bầm tím hay tụ máu có thể xảy ra do những mô mềm xung quanh xương cằm tổn thương. Lúc này, máu chạy lệch khỏi mạch máu và hình thành tụ máu, bầm tím.

Nếu bình thường, những vết bầm sẽ hết sau khoảng từ 5 – 7 ngày. Còn nếu nghiêm trọng, mãi không thuyên giảm thì mọi người cần phải gặp bác sĩ để được kiểm tra và xử lý nhanh chóng.

Nhiễm trùng

Nhiễm trùng là một biến chứng khi độn cằm khá nghiêm trọng và cần được xử lý nhanh chóng, tránh những hậu quả nguy hiểm có thể xảy ra. Khi độn cằm, da và mô mềm ở xung quanh vùng cằm chắc chắn sẽ bị tổn thương.

Dấu hiệu nhận biết:

  • Đỏ đau, sưng tấy vùng cằm
  • Nóng rát và đau ở miệng vết thương
  • Chảy máu
  • Mệt mỏi và sốt.

Nếu không nhanh chóng điều trị, chắc chắn nhiễm trùng sẽ lây lan sang nhiều bộ phận khác. 

Sẹo xấu

Khi bác sĩ thực hiện những kỹ thuật thiếu chính xác hay cách chăm sóc hậu phẫu sai cách, chắc chắn sẽ gặp phải biến chứng khi độn cằm là sẹo xấu. Đây là biến chứng ảnh hưởng một cách trực tiếp đến thẩm mỹ khiến kết quả cuối cùng trở nên tồi tệ hơn.

Bên cạnh đó, có rất nhiều yếu tố hình thành nên sẹo xấu chẳng hạn như: tuổi tác, cơ đại, di truyền, sức khỏe,….

biến chứng sẹo xấu

Ảnh hưởng xấu đến răng

Phẫu thuật thẩm mỹ độn cằm có thể gây ảnh hưởng xấu đến răng, khiến cấu trúc răng bị thay đổi. Bởi chất liệu độn sẽ nằm cạnh phần chân răng nanh, răng cửa của hàm dưới.

Một số biến chứng có thể kể như:

  • Chức năng nhai bị ảnh hưởng
  • Răng bị lệch khớp cắn, không đúng vị trí
  • Việc chăm sóc răng trở nên khó khăn hơn, dẫn đến những vấn đề về răng miệng.

Dây thần kinh bị tổn thương

Độn cằm có thể khiến dây thần kinh bị tổn thương, gây nên những triệu chứng như: co rút, tê, mất cảm giác vùng cằm, khó chịu, đau nhức,…

Chính vì thế, để tránh biến chứng này xảy ra mọi người cần chọn một bác sĩ phẫu thuật có kinh nghiệm và tay nghề cao.

Nguyên nhân gây biến chứng khi độn cằm

Những biến chứng khi độn cằm sẽ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và tính thẩm mỹ. Dưới đây là những nguyên nhân gây ra mọi người cần nguy hiểm:

  • Không tuân thủ những chỉ định về cách chăm sóc hậu phẫu và nghỉ dưỡng
  • Bác sĩ thực hiện không có tay nghề, thiếu chuyên nghiệp
  • Cơ sở thực hiện kém chất lượng, không đảm bảo uy tín
  • Cơ thể có bệnh lý, cần nhận tham vấn từ bác sĩ trước khi quyết định độn cằm
  • Quy trình thực hiện không đảm bảo tiêu chuẩn, đặc biệt trong quá trình thử thuốc tê và thăm khám
  • Sử dụng những loại thuốc không đảm bảo chất lượng, không tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi thực hiện.

nguyên nhân gây biến chứng khi độn cằm

Cách xử lý những biến chứng sau khi độn cằm

Tuy nhiên, mọi người đừng quá lo lắng bởi những biến chứng khi độn cằm có thể xử lý bằng những cách thức dưới đây:

  • Uống thuốc, chườm lạnh, uống đủ nước và nghỉ ngơi đầy đủ để giảm sưng đau sau thực hiện
  • Đối với trường hợp bị mất cảm giác mọi người cần phải sử dụng thuốc, tập luyện khoa học hoặc thậm chí có thể là phẫu thuật để hồi phục chức năng của dây thần kinh nhanh chóng
  • Đối với những trường hợp nghiêm trọng như hoại tử mô, tổn thương nặng, những vấn đề liên quan đến tính thẩm mỹ mọi người cần áp dụng cách phẫu thuật để xử lý triệt để.

Giải pháp ngăn ngừa biến chứng khi độn cằm

Tuy nhiên, nếu có giải pháp ngăn ngừa trước những biến chứng khi độn cằm thì chắc chắn sẽ hạn chế tối đa những biến chứng có thể xảy ra. Vì thế, trước khi phẫu thuật mọi người cần lưu ý:

  • Chọn cơ sở thực hiện uy tín, chất lượng với: bác sĩ có chuyên môn cao, cơ sở vật chất hiện đại, quy trình thực hiện đảm bảo ,….
  • Chăm sóc sau khi độn cằm đúng cách, theo chỉ định của bác sĩ, tránh những biến chứng sau khi thực hiện
  • Tìm hiểu về phương pháp độn cằm, những biến chứng, rủi ro có thể gặp phải khi thực hiện
  • Sử dụng thuốc và chăm sóc vùng da phẫu thuật cẩn thận, theo đúng chỉ định của bác sĩ tránh những hoạt động có thể gây tổn thương đến vùng cằm
  • Nếu có bất kỳ biến chứng nào, cần phải liên hệ đến bác sĩ để được kiểm tra và xử lý kịp thời.

giải pháp độn cằm sau độn cằm

Những lưu ý quan trọng khi độn cằm

Cuối cùng, sau khi đã tìm hiểu về những biến chứng khi độn cằm, chúng ta sẽ điểm qua những lưu ý quan trọng mọi người cần tham khảo:

Trước khi thực hiện

  • Tìm hiểu thật kỹ về phương pháp độn cằm xem có thật sự hiệu quả với trường hợp của mình hay không
  • Hiểu chất liệu độn cằm, có phù hợp với gương mặt không, khả năng tương thích như thế nào, thời gian duy trì ra sao và kết quả cuối cùng sau thẩm mỹ sẽ như thế nào.
  • Khoảng 14 ngày trước khi thực hiện, không nên sử dụng chất kích thích để quá trình phục hồi không bị ảnh hưởng
  • Khoảng 14 ngày trước khi thực hiện, bổ sung vitamin C để da nhanh lành hơn.
  • Bổ sung đầy đủ nước cho cơ thể và không nên ăn quá no trước khi phẫu thuật từ 8 – 10 tiếng.
  • Lựa chọn địa chỉ độn cằm uy tín với bác sĩ thẩm mỹ có tay nghề cao, nhiều năm kinh nghiệm trong nghề.

Sau khi thực hiện

  • Không ăn những thực phẩm có thể gây dị ứng, lở loét, nhiễm trùng, thậm chí là sẹo lồi gây mất thẩm mỹ như: hải sản, đồ nếp, thịt bò, thịt gà, rau muống,….
  • Bổ sung nhiều trái cây tươi và rau xanh để cung cấp thêm vitamin và khoáng chất cho cơ thể
  • Tuyệt đối không uống cà phê, trà đặc, thuốc lá, bia, chất kích thích,….
  • Uống thuốc, bôi thuốc một cách chuẩn xác theo đúng chỉ định của bác sĩ
  • Bôi thuốc theo đơn thuốc đã được chỉ định
  • Chỉ sử dụng băng gạc mới để băng lại vết thương
  • Vệ sinh nhẹ nhàng với vết thương bằng dung dịch vệ sinh hoặc muối sinh lý.
  • Không ăn những thực phẩm có tính chuyển hóa nhanh như đồ chiên rán
  • Nên chọn những thực phẩm dẻo, mềm, dễ nhai, dễ nuốt để tránh cơ hàm phải hoạt động nhiều, ảnh hưởng xấu đến vùng cằm
  • Chườm lạnh hoặc chườm nóng để tránh sự đau nhức và bầm tím ở vết thương
  • Đi lại nhẹ nhàng, không chạy nhảy, không vận động quá sức
  • Cố gắng giữ đầu thẳng, không ngửa cổ hay nhìn xuống dưới trong vài ngày đầu
  • Tuyệt đối không sờ nắn, xoa bóp hay massage cằm
  • Không nằm sấp, không tì cằm vào lúc ngủ
  • Hạn chế tối đa việc xê dịch khi ngủ, xếp thật nhiều gối mềm ở xung quanh
  • Tái khám đúng lịch hẹn

lưu ý sau khi độn cằm

Bài viết là toàn bộ những thông tin liên quan đến vấn đề biến chứng khi độn cằm. Hy vọng, những chia sẻ trên của chúng tôi có thể giúp mọi người hiểu rõ hơn trước khi quyết định bất kỳ một phương pháp thẩm mỹ nào. Mọi thắc mắc xin liên hệ Hotline: 1900.1920 để được tư vấn cụ thể!

THÔNG TIN LIÊN HỆ:

Cơ sở TP. HCM: 218 Điện Biên Phủ, Q.3. TPHCM

Website: https://thucucsaigon.vn/

Fanpage: https://www.facebook.com/thammythucuc.hcm/

Tổng đài: 1900 1920Hotline: 0904 434 888