Độn cằm kiêng ăn bao lâu? Đây là thắc mắc của rất nhiều người đang có suy nghĩ muốn sử dụng phương pháp độn cằm để cải thiện những khuyết điểm vùng cằm. Hiểu được điều đó, bài chia sẻ dưới đây Bệnh viện Phẫu thuật Thẩm mỹ Thu Cúc sẽ giúp mọi người hiểu rõ hơn.
Nội Dung Chính
Độn cằm kiêng ăn bao lâu?
Độn cằm kiêng ăn bao lâu? Theo đội ngũ bác sĩ tại Bệnh viện Phẫu thuật Thẩm mỹ Thu Cúc thì thời gian cần tuân thủ kiêng khem một số loại thực phẩm để không làm ảnh hưởng đến quá trình phục hồi vết thương sẽ từ 7 – 10 ngày.
Tuy nhiên, mọi người hoàn toàn có thể ăn uống ngay những dạng thức ăn có tính lỏng, không cần cử động cơ hàm để tránh ảnh hưởng xấu đến dáng cằm. Thời gian 3 ngày đầu cực kỳ quan trọng nên mọi người tuyệt đối không ăn những thực phẩm có tính dẻo hoặc cứng.
Từ ngày thứ 4 – 7 sau độn cằm mọi người có thể thoải mái hơn trong việc ăn uống vì cằm lúc này đã dần trở nên ổn định hơn. Tuy nhiên vẫn phải ưu tiên đồ ăn mềm, lỏng để cằm được vào dáng ổn định.
Sau 1 tháng, khi dáng cằm đã ổn định mọi người hoàn toàn có thể quay lại chế độ ăn uống bình thường mà không cần phải kiêng khem gì cả.
Những thực phẩm nên tránh sau khi độn cằm
Ngoài độn cằm kiêng ăn bao lâu thì mọi người cần lưu ý những thực phẩm nên tránh sau khi độn cằm được đề cập dưới đây. Cụ thể:
Thực phẩm dễ gây mưng mủ, sẹo
Trong suốt thời gian chăm sóc sau độn cằm, mọi người cần hết sức chú ý đến vấn đề ăn uống. Loại bỏ ngay những thực phẩm dễ gây mưng mủ, sẹo xấu dưới đây:
- Thực phẩm có nhiều đạm khiến vết thương dễ bị sưng và mất form như: cá hồi, thịt bò,…
- Thực phẩm giàu collagen có thể để lại sẹo xấu như: rau muống, đậu bắp, su su,…
- Thực phẩm làm từ đồ nếp bởi nó sẽ khiến vết thương bị mưng mủ, sưng tấy,….
Thực phẩm dai cứng
Không chỉ dừng lại ở vấn đề độn cằm kiêng ăn bao lâu thì việc ăn thực phẩm dai cứng sẽ khiến mọi người phải hoạt động cơ hàm nhiều hơn, khiến sụn độn dễ bị xê dịch, lệch khỏi vị trí ban đầu và ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả thẩm mỹ. Chính bởi thế, mọi người nên ăn những đồ ăn thực phẩm có tính lỏng và mềm để không làm ảnh hưởng xấu đến quá trình phục hồi sau thẩm mỹ.
Thực phẩm cay nóng và chứa nhiều axit
Trong quá trình phục hồi nếu ăn phải những thực phẩm cay nóng, chứa nhiều axit chắc chắn tình trạng nhiệt miệng, mưng mủ có thể xảy ra. Ngoài ra, đồ ăn chứa nhiều axit cũng sẽ gây nên ảnh hưởng một cách trực tiếp đến biểu mô xung quanh khiến cằm bị xơ cứng và không còn tự nhiên.
Những thực phẩm đó có thể kể đến như:
- Đồ ăn cay nóng: Mù tạt, ớt, kim chi, sa tế, hạt tiêu,….
- Đồ ăn chứa nhiều axit: cam quýt, chanh, xoài chua,….
- Chất kích thích như: thuốc lá, bia rượu,…
Lỡ ăn phải thực phẩm cần kiêng thì phải làm sao?
Khi lỡ ăn phải thực phẩm cần kiêng rồi thì mọi người hãy thật bình tĩnh, chú ý xem có dấu hiệu bất thường nào xảy ra không. Nếu có hãy liên hệ ngay đến bác sĩ thực hiện để được kiểm tra, tư vấn và điều trị triệt để.
Thực phẩm nên ăn giúp vết thương nhanh lành sau độn cằm
Bên cạnh thức ăn cần kiêng sau độn cằm, độn cằm kiêng ăn bao lâu thì mọi người cũng nên quan tâm những thực phẩm nên ăn giúp vết thương nhanh chóng phục hồi sau khi thực hiện độn cằm.
Đối với 3 ngày đầu tiên
Đây là thời điểm tương đối nhạy cảm nên mọi người cần bổ sung những loại thực phẩm sau:
- Đồ ăn lỏng, mềm, dễ nuốt như: cháo, súp, đồ hầm, canh,…
- Bổ sung nước ép hoặc sinh tố không đường để đảm bảo cơ thể luôn khỏe mạnh
Từ 1 – 2 tuần tiếp theo
Thời điểm này, dáng cằm chưa được ổn định vì thế mọi người cần bổ sung những loại thực phẩm giàu Protein, vitamin và canxi như:
- Bổ sung vào mỗi bữa ăn hàng ngày các loại rau xanh, trái cây, trừ rau muống
- Bổ sung thêm thực phẩm có chứa hàm lượng Vitamin B1, B2,…như khoai tây, cà chua để vết mổ nhanh chóng phục hồi
- Mọi người có thể bắt đầu được ăn thịt gà, thịt bò, cá,…để bổ sung năng lượng và đạm cho cơ thể
- Cung cấp thêm khoáng chất, canxi cho cơ thể từ phomai, sữa chua không đường,…nhằm hỗ trợ dáng cằm luôn được ổn định.
Sau 1 tháng thực hiện
Nếu không có bất kỳ dấu hiệu hay biến chứng nào xảy ra thì mọi người hoàn toàn có thể ăn những món ăn mà mình yêu thích mà không cần phải kiêng khem như khoảng thời gian trước đó.
Chế độ chăm sóc sau khi độn cằm , nhanh hồi phục
Cuối cùng, ngoài độn cằm kiêng ăn bao lâu mọi người sẽ cần nắm được cách thức chăm sóc sau khi độn cằm để giúp vết thương nhanh chóng phục hồi. Cụ thể:
- Những thực phẩm có thể gây dị ứng, sẹo xấu như: thịt gà, thịt bò, hải sản, rau muống, đồ nếp….
- Bổ sung thêm nhiều vitamin, khoáng chất đến từ rau củ, hoa quả và nước ép
- Ưu tiên ăn những thực phẩm có tính lỏng và mềm, tránh ăn những đồ ăn cứng hoặc dẻo
- Tránh xa chất kích thích, cà phê, trà xanh, rượu bia, thuốc lá,….
- Uống đủ nước mỗi ngày từ 1.5 – 2 lít, tùy theo thể trạng mỗi người.
- Đi lại nhẹ nhàng, không chảy nhảy, không tham gia những môn thể thao sử dụng quá nhiều sức
- Luôn giữ đầu thẳng, không nhỉ xuống dưới hay nhìn ngửa lên phía trên
- Không xoa nắn, massage vùng cằm đến khi cằm đã ổn định
- Hạn chế việc trò chuyện quá nhiều, liên tục. Bởi nó sẽ làm cơ hàm trở nên mệt mỏi và lệch so với vị trí ban đầu
- Tuyệt đối không được phép nằm sấp, tì tay vào cằm, không trùm chăn kín đầu
- Sử dụng nước muối loãng hoặc dung dịch chuyên dụng để vệ sinh răng miệng một cách nhẹ nhàng nhất
- Ngưng trang điểm, dưỡng da trong vòng 1 tuần sau khi độn cằm.
Bài viết là toàn bộ những thông tin liên quan đến vấn đề độn cằm kiêng ăn bao lâu? Hy vọng, những chia sẻ trên của chúng tôi có thể giúp mọi người hiểu rõ hơn trước khi quyết định bất kỳ một phương pháp thẩm mỹ nào. Để nhận được sự tư vấn về dịch vụ và những chương trình ưu đãi hấp dẫn, hãy liên hệ đến số Hotline 1900.1920 ngay hôm nay.
THÔNG TIN LIÊN HỆ:
Cơ sở TP. HCM: 218 Điện Biên Phủ, Q.3. TPHCM
Website: https://thucucsaigon.vn/
Fanpage: https://www.facebook.com/thammythucuc.hcm/
Tổng đài: 0934 451 900 – Hotline: 0904 434 888